Cục cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự Xã Hội tiếng anh là gì?
Cục cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự Xã Hội tiếng anh là gì?
Công dân Việt Nam; cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển chọn.
– Công nghệ thông tin: Chuyên ngành Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin: Tổng 156 chỉ tiêu;
– Kỹ thuật điện: Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật điện; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử: 04 chỉ tiêu;
– Kỹ thuật điều hoà chính xác: Chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kỹ thuật nhiệt: 06 chỉ tiêu.
– Kỹ thuật ắc quy, bể dầu: Chuyên ngành Kỹ thuật điện; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; kỹ thuật điện tử, viễn thông; kỹ thuật cơ điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật dầu khí: 02 chỉ tiêu.
– Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Công an.
– Về trình độ đào tạo: Đã tốt nghiệp Đại học hệ chính quy trở lên có chuyên ngành đào tạo tương ứng với chỉ tiêu được duyệt.
– Về hạng tốt nghiệp: Tốt nghiệp đạt (hoặc xếp loại) Khá trở lên (trừ trường hợp bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài hoặc bằng thạc sĩ, tiến sĩ không xếp hạng, loại tốt nghiệp).
– Về sức khoẻ: Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển chọn vào Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và các quy định sau:
+ Chiều cao: Đối với nam từ 1m62 đến 1m95; đối với nữ từ 1m56 đến 1m80.
+ Thị lực: Thị lực không kính mỗi mắt đạt 9-10/10. Nếu mắt bị tật khúc xạ thì không quá 05 đi-ốp.
– Về ưu tiên: Ưu tiên công dân Tốt nghiệp đạt (hoặc xếp loại) Giỏi trở lên; có kinh nghiệm làm việc tương ứng với trình độ đào tạo làm việc tại các đơn vị, công ty, doanh nghiệp từ 03 năm trở lên. Ngoài ra, đối với ứng viên về công nghệ thông tin ưu tiên có các giải thưởng, chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin.
– Tỷ lệ tuyển chọn công dân nữ dưới 10% tổng chỉ tiêu được duyệt.
* Điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tuyển chọn và chế độ tiền lương, phụ cấp, cấp bậc hàm được thực hiện theo các quy định của Bộ Công an.
Làm việc tại trụ sở Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh (bố trí theo yêu cầu công tác).
– Đơn tự nguyện phục vụ trong Công an nhân dân;
– Bản sao (có chứng thực) giấy khai sinh;
– Bản sao (có chứng thực) văn bằng, chứng chỉ được đào tạo phù hợp với chỉ tiêu thông báo và bảng điểm (có chứng thực) kết quả học tập toàn khoá;
Trường hợp văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải dịch thuật sang tiếng Việt (có chứng thực) và được Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định;
– Giấy chứng nhận Đoàn viên, Đảng viên (nếu có);
– Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ theo quy định;
– Ảnh 4cm x 6cm: 04 ảnh màu chụp trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ.
Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển từ ngày 10/10/2024 đến hết ngày 10/11/2024.
Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, số 47 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, TP Hà Nội (Điện thoại liên hệ: Đồng chí Đoàn Ngọc Cảnh, SĐT: 0975.959.789 hoặc đồng chí Vũ Ngọc Duẩn, SĐT: 0988406208)./.
Nguồn tin: canhsatquanlyhanhchinh.gov.vn
Thông tư này quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy định tại Điều 70 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa và khoản 14, điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Đối tượng Thông tư áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; Các tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ điều kiện, nhu cầu tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Theo đó, sản phẩm, hàng hóa được được quản lý như sau: Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định theo từng thời kỳ; Sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Sản phẩm, hàng hoá được quản lý theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Có 6 nội dung quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đó là: Quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu; Quản lý chất lượng hàng hoá xuất khẩu; Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường; Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất; Quản lý chất lượng hàng hoá trong quá trình sử dụng. Việc ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trường hợp nội dung ghi nhãn được quy định riêng tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 36/2019/TT-BCT, các sản phẩm, hàng hóa phải được thực hiện việc ghi nhãn đầy đủ theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công cụ thể các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng đầu mối quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định chất lượng các sản phẩm, hàng hóa; Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định; Tổng hợp tình hình kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu; Chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
- Tổng Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là máy, thiết bị đặc thù công nghiệp nêu tại Mục II Phụ lục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định chi tiết tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trong quá trình sử dụng.
- Cục Hóa chất có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp nêu tại Phụ lục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định chi tiết tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
- Sở Công Thương có trách nhiệm cấp thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và quản lý hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
Thông tư số 36/2019/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020 và thay thế Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương./.