“GDP bình quân đầu người 95,6 triệu một năm, lương bình quân của người lao động 8,5 triệu một tháng, 102 triệu đồng năm, sao cao vậy, tôi chẳng tin, bởi vì xung quanh tôi đa số mọi người đều thấp hơn con số ấy”. Đấy là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi nghe Tổng cục Thống kê công bố về số liệu GDP và GDP đầu người của Việt Nam năm 2022.
“GDP bình quân đầu người 95,6 triệu một năm, lương bình quân của người lao động 8,5 triệu một tháng, 102 triệu đồng năm, sao cao vậy, tôi chẳng tin, bởi vì xung quanh tôi đa số mọi người đều thấp hơn con số ấy”. Đấy là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi nghe Tổng cục Thống kê công bố về số liệu GDP và GDP đầu người của Việt Nam năm 2022.
GDP bình quân đầu người là một trong những thước đo sự thịnh vượng chung, nhưng nó cũng có những hạn chế riêng.
Đầu tiên, đây là thước đo sản lượng kinh tế mỗi người, không phải thu nhập cá nhân hay tiết kiệm hộ gia đình nên có những hạn chế rõ ràng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như ở Ireland, nơi sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia làm xáo trộn sản lượng chung của mỗi người.
Thứ hai, các quốc gia có dân số nhỏ hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn. Hầu hết nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp) không lọt vào top 10. Những thước đo khác về mức sống tốt, một số trong đó là vô hình về mặt kinh tế – nhân quyền, tự do ngôn luận – hoàn toàn không được tính đến.
Cuối cùng, một trong những hạn chế lớn của việc sử dụng GDP bình quân đầu người là không tính đến sức mạnh của đồng nội tệ. Hàng hóa phi thương mại ở một quốc gia (dịch vụ, phương tiện giao thông địa phương, trường học, v.v.) không được định giá khi sử dụng chuyển đổi tỷ giá hối đoái. GDP Per Capita cũng không tính đến sự khác biệt về giá giữa các quốc gia - ví dụ, rau tươi ở Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với ở Canada.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số ngang giá sức mua (PPP) và chuyển đổi thành một loại tiền tệ chung để thể hiện sự thịnh vượng tương đối cho nền kinh tế tương. GDP Per Capita được điều chỉnh theo lạm phát và sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia.
Nhìn chung, GDP bình quân đầu người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự tăng trưởng và thịnh vượng nội bộ của đất nước. GDP Per Capita cũng giúp so sánh một quốc gia với các quốc gia khác trên toàn cầu. Theo số liệu cụ thể này, các chính phủ có thể xem xét phân bổ nguồn lực để phát triển hoặc kiểm soát kinh tế hoặc dân số.
Hy vọng bài viết này của Vietcap đã giúp mọi người hiểu hơn về chỉ số kinh tế GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita). Xem nhiều hơn tại Vietcap Academy. Chúc các nhà đầu tư thành công!
GDP bình quân đầu người của Úc vào năm 2022 là 65,099.85 USD/người theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP bình quân đầu người Úc tăng 4,402.60 USD/người so với con số 60,697.25 USD/người trong năm 2021.
Ước tính GDP bình quân đầu người Úc năm 2023 là 69,821.79 USD/người nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Úc và kinh tế thế giới không có nhiều biến động.
Số liệu GDP bình quân đầu người của Úc được ghi nhận vào năm 1960 là 1,810.60 USD/người, trải qua khoảng thời gian 62 năm, đến nay giá trị GDP bình quân đầu người mới nhất là 65,099.85 USD/người. Đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất 68,198.42 USD/người vào năm 2013.
Dưới đây là 10 quốc gia có GDP danh nghĩa bình quân đầu người cao nhất thế giới vào năm 2023, tính bằng đô la Mỹ:
Luxembourg, Ireland và Na Uy dẫn đầu bảng xếp hạng với GDP bình quân đầu người hơn 100.000 USD . Luxembourg là trung tâm dịch vụ tài chính quan trọng ở châu Âu, Ireland là trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia và Na Uy là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất trong khu vực, điều này đã giải thích phân nào cho sự thịnh vượng của các quốc gia này.
Các quốc gia giàu có với quy mô dân số nhỏ hơn có xu hướng nằm ở top thịnh vượng nhất thế giới. Theo IMF, Luxembourg chỉ có khoảng hơn 600.000 người, đây là một thành phố khá nhỏ so với các quốc gia đông dân hơn. Luxembourg là một trung tâm công nghệ và trung tâm dữ liệu, thu hút một số tập đoàn lớn thành lập trụ sở chính ở Châu Âu tại đây. Mức thuế thấp cũng khiến Luxembourg trở thành nơi đầu tư lý tưởng và là nơi cất giữ tài sản hấp dẫn cho những người giàu có ở Châu Âu. Thực tế, trong top 10 chỉ có Mỹ và Australia có dân số trên 10 triệu người.
Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Úc giai đoạn (1960 - 2022) được sắp xếp thứ tự theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ.
GDP bình quân đầu người cao thường tương quan với mức sống cao, mặc dù GDP bình quân đầu người rất nhạy cảm với sự thay đổi về quy mô dân số.
Ví dụ, vào năm 2023, Luxembourg có tổng GDP là 87 tỷ USD, cao thứ 69 trên thế giới.
Tuy nhiên, do dân số chỉ khoảng 600.000 người nên GDP bình quân đầu người là hơn 132.000 USD; cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ngược lại, Trung Quốc có tổng GDP là 27,31 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ 19.098 USD vì nước này có dân số cao thứ nhì thế giới với hơn một tỷ người trong phạm vi biên giới của mình.
Phần lớn các quốc gia được Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF xếp hạng trong số 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất là các nền kinh tế có quy mô nhỏ, phát triển cao và dân số thấp.
GDP bình quân đầu người cao cũng là một đặc điểm của các xã hội có công nghệ tiên tiến vì việc sử dụng công nghệ cho phép các nền kinh tế đó tăng năng suất và sản xuất nhiều hàng hóa hơn với ít lao động hơn.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người.
Tăng trưởng dân số: Bởi vì dân số là mẫu số trong công thức tính toán GDP bình quân đầu người, nên một quốc gia có dân số cao có thể làm thay đổi đáng kể con số cuối cùng về GDP bình quân đầu người. Dân số chính là nguồn cung cấp lao động cho xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đồng thời cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, loại hình dịch vụ do chính con người tạo ra. Bởi vậy, dân số và chỉ số GDP có mối quan hệ tác động qua lại và không thể tách rời. Dân số chính là yếu tố quan trọng để tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia ở một thời điểm nhất định.
Nếu tốc độ tăng trưởng dân số của một quốc gia vượt quá tăng trưởng kinh tế thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng trưởng âm, ngay cả khi quốc gia đó tăng trưởng kinh tế tích cực.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở các nước đang phát triển; khi tốc độ tăng dân số có thể nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế , dẫn đến mức sống trung bình thấp hơn.
Trong khi đó, Hoa Kỳ được coi là một quốc gia thịnh vượng. Mặc dù có dân số tương đối cao nhưng GDP của nước này đủ cao để đảm bảo GDP bình quân đầu người nằm trong số các quốc gia cao nhất.
Đầu tư nước ngoài: đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm các khoản đầu tư như: tiền mặt, phương thức sản xuất, công nghệ, cơ sở hạ tầng,…
Đầu tư nước ngoài tăng sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho chỉ số GDP được tăng cao. Đồng thời, việc gia tăng vốn đầu tư cũng giúp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu và kinh tế được tăng trưởng.
Trình độ khoa học kỹ thuật: Trình độ khoa học kỹ thuật của các công dân một quốc gia cũng ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người của quốc gia đó. Những quốc gia có công dân có trình độ học vấn sau trung học thường có GDP bình quân đầu người cao hơn.
Những công dân có trình độ học vấn trên trung học đã đóng góp tới 60% vào mức tăng trưởng GDP chung ở Pháp, Na Uy, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.