Chế Độ Quân Nhân Xuất Ngũ Năm 2025 Là Gì Wikipedia

Chế Độ Quân Nhân Xuất Ngũ Năm 2025 Là Gì Wikipedia

Xuất ngũ là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người lính, đánh dấu sự kết thúc của thời gian phục vụ trong quân đội và bước chuyển sang giai đoạn mới của cuộc sống dân sự. Đối với nhiều người, xuất ngũ không chỉ là việc kết thúc một nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để bắt đầu một hành trình mới đầy hứa hẹn và thách thức. Để có thể hiểu rõ hơn về Xuất ngũ là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này.

Xuất ngũ là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người lính, đánh dấu sự kết thúc của thời gian phục vụ trong quân đội và bước chuyển sang giai đoạn mới của cuộc sống dân sự. Đối với nhiều người, xuất ngũ không chỉ là việc kết thúc một nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để bắt đầu một hành trình mới đầy hứa hẹn và thách thức. Để có thể hiểu rõ hơn về Xuất ngũ là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này.

Quy trình đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị

Quy trình đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị là một quy trình chi tiết và phức tạp, được quy định rõ trong Nghị định 13/2016/NĐ-CP. Dưới đây là các bước cụ thể:

Bước 1: Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự được ký bởi chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, đặt ra yêu cầu đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị đối với các công dân được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 18 Luật nghĩa vụ quân sự. Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị sau đó được giao cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để thực hiện.

Bước 2: Hồ sơ đăng ký bao gồm Phiếu quân nhân dự bị và bản chụp quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc lực lượng Công an nhân dân đối với các hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng. Các công dân này phải mang theo bản chính để đối chiếu.

Bước 3: Thực hiện theo trình tự sau: a) Trước 10 ngày so với ngày đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã phải chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến các công dân cụ thể. b) Trong vòng 15 ngày làm việc, từ ngày công dân được yêu cầu về địa phương cư trú, họ phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị vào các ngày được chỉ định trong năm, theo lịch làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã. c) Trong 1 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã phải lập phiếu quân nhân dự bị, ghi vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị cho các công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị. d) Trong 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp và báo cáo lại Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện sau đó phải tổng hợp thông tin vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị.

Điều này đảm bảo rằng quy trình đăng ký được thực hiện một cách chặt chẽ và theo đúng quy định, đảm bảo rằng tất cả các công dân có nghĩa vụ quân sự đều được đăng ký và cung cấp các thông tin cần thiết cho ngạch dự bị.

Về vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị hướng dẫn như sau:

Mức trợ cấp 925.000 đồng/tháng nếu đủ 15 năm công tác

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu) quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng khi cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu với thời gian công tác ở xã mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.

Mức trợ cấp là 925.000 đồng/tháng, nếu đủ 15 năm; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% của mức trợ cấp nêu trên.

Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp được điều chỉnh tương ứng.

Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.

Mức trợ cấp một lần thấp nhất là 2.500.000 đồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:

- Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu) quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí, nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.

Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;

- Đối tượng (cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;

- Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu; cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2012), bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu; cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngoài việc được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Cục Chính sách – Tổng cục Chính trị đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Thời gian tính hưởng chế độ khi phục viên, xuất ngũ

5 nhóm đối tượng phục viên, xuất ngũ được hưởng chế độ

Tôi nhập ngũ tháng 2/1982, xuất ngũ ngày 28/5/1985. Nay tôi nghỉ hưu thì có được đổi BHYT theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg không?

Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì đối tượng là quân nhân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000, hoặc chuyển công việc trước ngày 1/1/1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hằng tháng, thuộc đối tượng thực hiện chế độ, chính sách theo Quyết định trên.

Đề nghị ông đối chiếu với các điều kiện trên, nếu đủ điều kiện thì sẽ được hưởng chế độ BHYT theo quy định.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của nam thanh niên Việt Nam. Khi hết nghĩa vụ quân sự, các hạ sĩ quan, chiến sĩ ra quân năm 2025 sẽ được hưởng những chế độ gì theo quy định pháp luật?

Ra quân năm 2025 được hưởng các chế độ gì?

Căn cứ Điều 7 thuộc Nghị định 27/2016/NĐ-CP, các chính sách dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ gồm:

– Cứ mỗi năm phục vụ ở trong Quân đội thì sẽ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ ngay tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ:

+ Dưới 01 tháng: Sẽ không được hưởng trợ cấp;

+ Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: Được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;

+ Từ trên 06 tháng cho đến 12 tháng: Được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.