GDP là gì? Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023 (Hình từ Internet)
GDP là gì? Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023 (Hình từ Internet)
Theo Global Finance cập nhật đến tháng 11 năm 2023, top 10 GDP các nước trên thế giới cao nhất năm 2023 bao gồm:
GDP các nước trên thế giới được tính bằng cách chia tổng sản lượng của một nền kinh tế cho tổng dân số. Những nơi có GDP bình quân đầu người cao thường tương ứng với thu nhập, mức tiêu dùng và mức sống cao.
GDP năm 2023 của Việt Nam là bao nhiêu?
Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV sáng 23/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.
Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:
Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.
(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.
Cụ thể, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Singapore và Brunei hiện có thu nhập bình quân đạt 64.010 USD và 31.510 USD. Trong khối ASEAN, chỉ có Singapore và Brunei được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao.
Malaysia, Thái Lan, Indonesia có thu nhập bình quân đạt lần lượt là 10.930 USD, 7.260 USD và 4.140 USD, được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Các quốc gia còn lại Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar đều thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Xét về GDP bình quân đầu người, kể từ năm 1986 đến nay, Singapore và Brunei luôn là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong khối ASEAN. Năm 1986, GDP bình quân của Brunei đạt khoảng 6.871 USD, còn GDP bình quân của Singapore đạt khoảng 14.434 USD.
Đến năm 2021, GDP bình quân của Singapore đạt khoảng 72.795 USD, còn GDP bình quân của Brunei đạt khoảng 32.573 USD.
GDP bình quân Singapore và Brunei giai đoạn 1986-2021 và dự báo 2022-2023. Nguồn: IMF.
Theo dự báo mới nhất của IMF, năm 2022, GDP bình quân của Singapore đạt khoảng 79.426 USD, còn GDP bình quân của Brunei đạt khoảng 42.939 USD . Với mức dự báo này, so với năm 1986, GDP bình quân của Singapore tăng hơn 10 lần, còn GDP bình quân của Brunei tăng hơn 2 lần.
Năm 2023, IMF dự báo GDP bình quân của Singapore đạt khoảng 84.500 USD, còn GDP bình quân của Brunei đạt khoảng 41.713 USD. Với mức dự báo này, so với năm 1986, GDP bình quân của Singapore tăng hơn 12 lần, còn GDP bình quân của Brunei tăng gần 3 lần.
Xét riêng các nước trong khối ASEAN, trong khi Việt Nam có sự thay đổi thứ hạng rõ rệt trong bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thì Singapore và Brunei không có sự thay đổi nhiều.
Cụ thể, năm 1986, GDP bình quân của Brunei xếp thứ nhất, còn GDP bình quân của Singapore xếp thứ hai trong khu vực ASEAN. Trong khi đó, GDP bình quân Việt Nam xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN, đạt khoảng 100 USD, chỉ xếp trên Myanmar.
Đến năm 1994, GDP bình quân của Singapore đã vươn lên dẫn đầu khối ASEAN, đạt khoản 21.552 USD. Còn GDP bình quân của Brunei đạt khoảng 21.189 USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN.
Giai đoạn 1994-2021, GDP bình quân của Singapore luôn dẫn đầu và GDP bình quân luôn xếp thứ hai trong khối ASEAN.
Năm 2021, GDP bình quân của Việt Nam xếp thứ 6/10 các quốc gia ở Đông Nam Á, đạt khoảng 3.743 USD. Trong khi đó, GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia vẫn xếp trên Việt Nam. GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia gấp lần lượt là 16 lần, 8 lần, 3 lần, 2 lần và 1,2 lần so với GDP bình quân của Việt Nam vào năm 2021.
GDP bình quân các nước khối ASEAN giai đoạn 1986-2021 và dự báo 2022-2023. Nguồn: IMF.
Năm 2022, Singapore là nước có dự báo GDP bình quân cao nhất trong khối ASEAN, đạt khoảng 79.426 USD, xếp thứ 6 trên thế giới. Brunei được dự báo GDP bình quân đạt khoảng 42.939 USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN và thứ 23 trên thế giới.
Cùng với đó, Malaysia được dự báo GDP bình quân đạt khoảng 13.708 USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 66 trên thế giới. Thái Lan được dự báo GDP bình quân xếp thứ 4 trong khối ASEAN và thứ 87 trên thế giới, đạt khoảng 7.630 USD vào năm 2022.
GDP bình quân của Indonesia được dự báo đạt khoảng 4.691 USD, xếp thứ 5 trong khối ASEAN và thứ 112 trên thế giới. Với Việt Nam, GDP bình quân được IMF dự báo xếp thứ 6 trong khối ASEAN, xếp trên Phlippines, Lào, Campuchia và Myanmar.
Phlippines, Lào, Campuchia và Myanmar được dự báo GDP bình quân đạt lần lượt là 3.597 USD; 2.172 USD; 1.771 USD và 1.104 USD trong năm 2022.
Năm 2023, GDP bình quân Singapore được dự báo đạt khoảng 84.500 USD, xếp thứ nhất trong khối ASEAN. Brunei được dự báo GDP bình quân đạt khoảng 41.713 USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN.
Cùng với đó, Malaysia được dự báo GDP bình quân đạt khoảng 13.942 USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN. Thái Lan được dự báo GDP bình quân xếp thứ 4 trong khối ASEAN, đạt khoảng 8.274 USD vào năm 2023.
GDP bình quân của Indonesia được dự báo đạt khoảng 5.005 USD, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Với Việt Nam, GDP bình quân được IMF dự báo xếp thứ 6 trong khối ASEAN, đạt khoảng 4.682 USD, xếp trên Phlippines, Lào, Campuchia và Myanmar.
Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ lên đường thăm chính thức Singapore và Brunei Darrussalam từ ngày 8-11/2.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến hai nước trên cương vị mới nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại nhất quán mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, đó là ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng và ASEAN.
Đặc biệt, đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Singapore sau gần 5 năm và Brunei sau gần 16 năm.