LinkedIn Twitter Instagram GGsiteview
LinkedIn Twitter Instagram GGsiteview
Cập nhật ngày: 13/02/2013 05:51:51
“Kề vai, sát cánh” cùng nông dân khi tham gia chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ hướng đi này, Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà chi nhánh Đồng Thápđã có bước khởi đầu đầy phấn khởi.
Kho lúa của Công ty TNHH TM XNK Võ Thị Thu Hàchi nhánh ĐT
Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà (trụ sở chính tại quận Gò Vấp, TPHCM) thành lập năm 2011 với vốn đầu tư ban đầu 500 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà xây dựng chi nhánh ở Đồng Tháp đặt tại xã Tân Quy Tây (thị xã Sa Đéc) và xã Bình Thạnh Trung (huyện Lấp Vò). Hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty tại Đồng Tháp hiện có 6 nhà máy và kho chứa gạo, tổng diện tích 24.000m2 với 24 đầu máy xát trắng gạo, 33 đầu máy lau bóng gạo, cilô chứa gạo 4.000m2...
Qua sự kết nối của Sở Công Thương, UBND huyện Tam Nông và huyện Lấp Vò, Công ty bắt tay cùng Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến, HTX Phú Bình (xã Phú Bình, huyện Tam Nông) thực hiện mô hình thí điểm tiêu thụ lúa vụ hè thu 2012. Đây là 2 HTX sản xuất cánh đồng mẫu lớn theo tiêu chuẩn Viet Gap. Tại Lấp Vò, Công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Tổ hợp tác (THT) Bình Thạnh Trung (xã Bình Thạnh Trung). Cuối mùa vụ, công ty triển khai thu mua thành công được 550 ha lúa, ước khoảng 3.800 tấn lúa hàng hóa tại Tam Nông và Lấp Vò.
Ông Đoàn Văn Hiền - Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà tại Đồng Tháp cho biết: “Tham gia chương trình liên kết này, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu ổn định, sản phẩm lúa đạt chất lượng. Điều chúng tôi tâm đắc nhất là chương trình đã góp phần nâng cao vai trò HTX, người nông dân không bị tư thương ép giá. Cách làm này cũng tạo cho bà con nông dân tập dần thói quen đi vào sản xuất tập trung”.
Nhân viên kỹ thuật công ty vận hành máy lau bóng gạo
Trong quá trình thu mua lúa, nhờ sự phối hợp của địa phương, các HTX, THT, Công ty đã tổ chức họp mặt, gặp gỡ xã viên nông dân. Qua đó, cùng nông dân thảo luận, điều chỉnh thống nhất nội dung hợp đồng cho phù hợp. Ngoài ra, Công ty đã có sự chuẩn bị, phối hợp chu đáo từ khâu xuống thăm đồng phân vùng, định ngày thu hoạch, phương tiện vận chuyển...
Ông Hiền chia sẻ: “Tham gia chương trình liên kết tiêu thụ nông sản, vấn đề nan giải nhất của doanh nghiệp là tạo được niềm tin với bà con xã viên. Để nông dân tin tưởng, điều cốt lõi là phải nắm tâm tư nguyện vọng, thấu hiểu bà con xã viên”.
Theo hợp đồng, đến đợt thu hoạch, sau khi chốt lại giá lúa theo giá thị trường cùng thời điểm, Công ty hỗ trợ thêm cho nông dân 200 đồng/kg lúa. Riêng các HTX, THT trong vai trò trung gian, được hỗ trợ 20 đồng/kg lúa, nếu phối hợp tốt, sẽ được thưởng thêm 10 đồng/kg lúa. Định giá xong, Công ty ứng ngay 12% tiền mặt trên tổng sản lượng lúa giao HTX, THT chuyển cho nông dân. Lúa thu hoạch xong, Công ty giao phiếu thanh toán cho nông dân để thanh lý hợp đồng nhận đủ số tiền còn lại tại HTX.
Anh Võ Văn Đào - Chủ nhiệm HTX Tân Tiến (xã Phú Đức, huyện Tam Nông) phấn khởi nói: “Tâm lý người nông dân là phải thấy rõ hiệu quả mới tin, nếu doanh nghiệp không tâm huyết thì chương trình ký kết rất khó thành công. Công ty Võ Thị Thu Hà có chuỗi hệ thống thu mua sản xuất nông sản khép kín và quy trình hợp tác rất bài bản, khoa học. Ông Hiền thường xuyên đồng hành với nông dân, nên vấn đề gì chưa ổn đều được giải quyết rốt ráo, bà con ưng bụng lắm”.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng liên kết ở Tam Nông
Vụ thu đông 2012, Công ty tiếp tục thực hiện bao tiêu lúa cho nông dân được 800 ha với khoảng 4.600 tấn lúa tại Tam Nông và Lấp Vò. Vụ đông xuân 2012 - 2013, công ty đề ra kế hoạch thực hiện hợp đồng tối thiểu là 2.000 ha, sản lượng bình quân 12.000 tấn lúa. Là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu năm đến nay, Công ty đã cung ứng và xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo. Hiện doanh nghiệp Võ Thị Thu Hà chi nhánh Đồng Tháp giải quyết việc làm cho khoảng 600 lao động tại địa phương.
Ông Phan Kim Sa - PGĐ Sở Công Thương đánh giá: “Là một chủ thể trong mô hình thí điểm doanh nghiệp - HTX - nông dân áp dụng cho mặt hàng lúa gạo, doanh nghiệp Võ Thị Thu Hà đã thực hiện thành công mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Sự thành công này bước đầu tháo gỡ được những khó khăn trong mối liên kết 4 nhà; khẳng định tính đúng đắn của chủ trương tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng mà từ trước đến nay chúng ta chưa thực hiện được. Công ty đã được Bộ Công thương tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong tiêu thụ nông sản năm 2012”.
Công ty CP Lương thực Hậu Giang (Hậu Giang Food) là “con chung” và thuộc dạng “con cưng” của Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) với UBND tỉnh Hậu Giang. Sau một thời ăn nên làm ra, giờ doanh nghiệp (DN) này đang mấp mé bên bờ vực phá sản khi vừa làm ăn thua lỗ và nợ… “ngập mặt” do một số nguyên nhân chủ quan.
Tổng dự nợ của Công ty Dầu khí Đại Lộc tại VietinBank là hơn 119 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 80,4 tỷ đồng, dư nợ lãi là 38,6 tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa YHCT tại Trường Y Tuệ Tĩnh Hà Nội, bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng liên tục tham gia các khóa đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Năm 1997, bác sĩ được Bộ y tế cấp chứng chỉ hành nghề, trở thành bác sĩ Y học cổ truyền.
Bác sĩ có thế mạnh chuyên môn và những hiểu biết sâu sắc trong khám, bắt mạch, kê đơn và điều trị các bệnh xương khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… và các bệnh lý về da liễu như viêm da, mề đay, eczema, chàm, rụng tóc…
Bên cạnh đó, bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng còn tham gia vào những công trình nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu, bài thuốc cổ phương.
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
1998- 2000: Thạc sỹ Luật Quốc tế.
6/2017- nay: Tiến sĩ Chính trị học.
243 Đ. Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi muốn đem đến cho người dân Hà Nội cơ hội để tiếp cận văn hóa châu Âu không phải ở các bảo tàng hay buổi hòa nhạc theo cách truyền thống, mà ngay trên không gian đường phố”.
Diễn ra trong 3 ngày (4 - 6/5), Những ngày châu Âu 2018 tại Việt Nam với điểm nhấn mang tên Ngôi làng châu Âu đã đem đến một châu Âu thu nhỏ trong lòng Thủ đô với 30 sự kiện phong phú. Các tiết mục văn hóa nghệ thuật như trình diễn Flamenco Guitar (Tây Ban Nha), biểu diễn nhạc Jazz của nghệ sỹ Hà Lan Saskia Laroo& Warren Byrd hay màn trình diễn cà kheo của gần 50 thành viên đoàn nghệ sỹ “De Steltenlopers” đến từ Bỉ…
Bà Nguyễn Thị Lệ Thu - cựu du học sinh Bulgarie thích thú chia sẻ: “Sự kiện ngôi làng châu Âu lần này cho tôi những cái nhìn khái quát về các quốc gia châu Âu tôi đã từng đến và có dự định đến. Các tiết mục trình diễn nghệ thuật rất phong phú, công phu. Rất mong sự kiện này sẽ diễn ra trong nhiều năm tới và có thể lồng ghép những nét văn hóa Việt Nam để có sự kết nối thú vị hơn nữa”.
Xếp hàng chờ đến lượt thưởng trà bánh đặc trưng Vương quốc Anh tại khu trưng bày văn hóa, Vũ Ngọc Anh (Công ty Easia Travel) hào hứng cho biết, dù đã có cơ hội ra nước ngoài nhiều lần do tính chất công việc, đến thăm Ngôi làng châu Âu lần này là trải nghiệm có "một không hai" đối với chị. Chị Ngọc Anh khoe tấm “hộ chiếu” mô phỏng trong khuôn khổ chương trình, sắp đầy “dấu thị thực” được phát khi tới thăm các khu trưng bày của mỗi nước.
Bà Lia Nijs, một người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội lại tỏ ra hào hứng chụp ảnh với biểu tượng đôi guốc gỗ truyền thống trước khu vực trưng bày Hà Lan. Bên cạnh các tiết mục nghệ thuật, thể thao truyền thống là hình thức kết nối người tham dự với văn hóa châu Âu.
Ngoài các sự kiện giải trí và giao lưu văn hóa, tại các khu trưng bày của Những ngày văn hóa châu Âu, rất nhiều các thông tin về xã hội, văn hóa và cả giáo dục châu Âu. Sự kiện cũng giúp các thanh niên và những người chưa có cơ hội ra nước ngoài có thêm động lực để vươn ra thế giới. Người tham dự cũng có cơ hội để trải nghiệm nâng cao nhận thức môi trường hay biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng hiệu quả từ kinh nghiệm châu Âu.
Ông Javier Costa - đại diện Công ty Airphin cho biết, hãng này đã phối hợp với Đại sứ quán Tây Ban Nha tổ chức một cuộc thi kiến thức về môi trường không khí kết hợp tìm hiểu văn hóa trong khuôn khổ chương trình Ngôi làng châu Âu, đổi lại là những phần quà mang đặc trưng của Tây Ban Nha. “Không chỉ giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, chúng tôi muốn cùng hỗ trợ Hà Nội phát triển theo hướng bền vững và đây là cơ hội để quảng bá kinh nghiệm của châu Âu trong lĩnh vực thế mạnh này” - ông Javier Costa bày tỏ.
Đại sứ Bruno Angelet chia sẻ 3 lý do phái đoàn EU quyết định tổ chức sự kiện lần này là để bày tỏ sự ấn tượng và ủng hộ với sáng kiến phố đi bộ của Hà Nội, vốn từng được nhiều quốc gia châu Âu triển khai và nhân rộng. Phái đoàn EU kỳ vọng sự kiện lần này sẽ đem văn hóa châu Âu đến với mọi người dân Hà Nội nói chung, Việt Nam nói riêng thông qua tương tác trên đường phố, thay cho trong các không gian hòa nhạc hay bảo tàng như trước, góp phần thực sự kết nối châu Âu với Việt Nam. “Chúng tôi yêu Hà Nội, một TP độc đáo của phương Đông” - ngài Đại sứ chia sẻ và khẳng định đây là một trong những nỗ lực tăng cường hiểu biết giữa người dân hai nước, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch, trong đó tăng lượng du khách Việt Nam tới châu Âu hàng năm vượt mốc 500.000 người.
Thông tin dữ liệu thị trường lao động của Thành phố sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… Ảnh: VGP/Minh Anh
Theo đó, Thành phố sẽ tiến hành thu thập thông tin cơ bản, chính xác về nhân khẩu học, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục đào tạo, tình trạng việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế của người từ đủ 15 tuổi trở lên trong các hộ gia đình làm cơ sở quản lý nguồn nhân lực, đề xuất các chính sách về lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động (gọi tắt là thông tin Cung lao động).
Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ thu thập thông tin cơ bản về loại hình, ngành kinh tế, việc sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, làm cơ sở để xác định hướng đào tạo, dạy nghề phát triển nguồn nhân lực và kết nối, cung ứng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, (gọi tắt là thông tin Cầu lao động).
Đối với việc thu thập thông tin về cung lao động, đối tượng được thu thập là người từ 15 tuổi trở lên đang thực tế thường trú tại địa bản nơi thực hiện thu thập thông tin. Nội dung thu thập bao gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tỉnh; dân tộc số định danh cá nhân; Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất; trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên ngành đào tạo; Công việc chính đang làm (tên công việc; vị thế việc làm; nơi làm việc (tên, loại hình, ngành kinh tế, địa chỉ); Tình trạng thất nghiệp (công việc chính trước khi thất nghiệp, thời gian thất nghiệp); Lý do không tham gia hoạt động kinh tế; Nhu cầu đào tạo, việc làm.
Đối với việc thu thập thông tin về cầu lao động thì đối tượng được thu thập là người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động, bao gồm: "Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cả nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc cho minh theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ".
Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ tiến hành thu thập thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hà Nội theo quy định tại Bộ luật Lao động.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn nghiệp vụ ghi chép thông tin thị trường lao động cho đội ngũ cán bộ của Ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan.
Cùng với đó chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội hướng dẫn, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan về nghiệp vụ ghi chép và tổng hợp báo cáo cung, cầu lao động năm 2023 trên địa bản Thành phố đảm bảo đúng tiến độ quy định; theo dõi tiến độ, tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình ghi chép; tiếp nhận, kiểm tra rả soát Phiếu cập nhật thông tin thị trường lao động; nhập tin vào phần mềm, tổng hợp, phân tích và chuyển tải dữ liệu thị trường lao động của Thành phố vào hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…
Được sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thông qua dự án Hệ sinh thái năng suất lao động (PE4DW), Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH) hiện đang nghiên cứu, xây dựng một mô hình dự báo cung-cầu lao động phù hợp cho Việt Nam. Hướng tiếp cận của mô hình này là cung cấp thông tin thị trường lao động một cách kịp thời, chi tiết đến từng địa phương.
Mô hình dự báo cung-cầu lao động đang được Cục Việc làm xây dựng nếu thực hiện thành công sẽ cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động kịp thời. Nhờ đó, người lao động biết được diễn biến thị trường đang ra sao để có sự chuẩn bị, tham gia đào tạo phù hợp. Doanh nghiệp xác định chi phí lao động từng vùng, khu vực để đánh giá nguồn nhân lực có sẵn sàng cho họ mở rộng đầu tư hay chưa. Các địa phương cũng có thể chủ động hơn trong việc điều tiết lao động, thay vì phụ thuộc vào Trung ương như hiện nay.
Mô hình này cũng giúp giải quyết được vấn đề xã hội, bởi kết nối trên thị trường lao động hiệu quả. Các địa phương có thông tin rõ ràng, giảm chi phí cho xã hội. Người lao động dễ tìm việc. Doanh nghiệp không mất thời gian, chi phí tuyển dụng, có lao động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.
Dự kiến, mô hình dự báo này và nền tảng cơ sở dữ liệu (bao gồm hạ tầng công nghệ thông tin, cấu trúc cơ sở dữ liệu) sẽ được hoàn thiện vào năm 2024. Đến năm 2025 sẽ có nguồn thông tin đầu vào cho cơ sở dữ liệu và ra mắt mô hình ban đầu. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm phát triển một mô hình phân tích và dự báo cung-cầu lao động sẽ được sử dụng cho Bộ LĐTB&XH. Từ đó, tạo cơ hội thu thập kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu, tổ chức khác về nghiệp vụ phân tích và dự báo. Qua đó, đề xuất, xây dựng mô hình dự báo cung-cầu lao động phù hợp cho Việt Nam.
Hà Nội,SaigonCác tỉnh miền Bắc Các tỉnh miền Trung & Tây nguyênCác tỉnh miền Tây Nam bộ Quý Đối tác xuất, nhập khẩu : Cà phê hạt rang Cà phê bột, Cà phê Hoà tan.Chính sách ưu đãi, chiết khấu thoả thuận.
Số 43A Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TPHCM
(028) 3896 1607 - 3896 5788 - 6284 3480
449B Xa Lộ Xuyên Á, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TPHCM
(028) 6283.1863 or (028) 6282.9566
Số 01 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM
(028) 6288.9019 or (028) 6288.9020
256 Tô Ngọc Vân, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TPHCM
(028) 3720.5215 or (028) 3720.5216
iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating).
2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW
Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.
Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.
Danh tiếng và uy tín trong nghề
Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.
Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...
Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.
Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:
Hà Thị Thùy Dương sinh ngày 19-2-1984, hiện là giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sotaville.
CEO của Sotaville – Bà Hà Thị Thùy Dương
Khởi đầu là một sinh viên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội với sự yêu thích, mày mò tìm hiểu về chuyên ngành Kỹ thuật – BE, Kỹ thuật hữu cơ và hóa dầu và sau đó là trường Đại Học Hàn Quốc (Korea University). Dương bắt đầu kinh doanh vào năm 2015. Bởi nhận thấy được tiềm năng phát triển và giá trị mang lại cho cộng đồng từ lĩnh vực này. Sau quá trình dài nghiên cứu và học hỏi, tháng 05/03/2015, Dương quyết định thành lập thương hiệu của Công ty cổ phần Sotaville để phát triển kinh doanh, với quyết tâm đem lại những giá trị tốt nhất đến với khách hàng.
Sotaville là một công ty khoa học chuyên giải quyết các vấn đề đầy thách thức, đồng thời tạo ra giá trị có thể đo lường và có ý nghĩa cho khách hàng, nhân viên và cổ đông của mình. Chúng tôi tiếp nhận chuyển giao và triển khai khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào thị trường Việt Nam và khu vực ASEAN.
Danh mục sản phẩm, vật liệu và dịch vụ đa dạng của chúng tôi đáp ứng nhu cầu thị trường luôn thay đổi của các ngành công nghiệp đa dạng. Giá trị cốt lõi của Sotaville là An toàn, sức khỏe, và tôn trọng mọi người.