Hình Ảnh Học Sinh Vi Phạm Luật Giao Thông

Hình Ảnh Học Sinh Vi Phạm Luật Giao Thông

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Người có hành vi xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có phải chịu xử phạt hành chính không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP; tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm, mà người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, như: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Đối với những trường hợp gây hậu quả nặng nề tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bài 22 : Không được vi phạm luật giao thông

Bước vào đầu năm học mới, tình trạng học sinh vi phạm giao thông luôn là nỗi lo thường trực của người lớn. Thế nhưng, bất chấp các khuyến cáo của cơ quan chức năng, không ít phụ huynh vẫn giao xe cho con khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Giao xe cho con – mối nguy chực chờ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) có dung tích không vượt quá 50 cm3; từ đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy dung tích trên 50 cm3 khi có giấy phép lái xe theo quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít gia đình vì không có điều kiện đưa đón nên đã giao xe cho con em tự điều khiển xe đến trường. Thay vì trang bị cho con phương tiện phù hợp với lứa tuổi, đúng quy định của pháp luật, một số gia đình lại mua xe máy cho con ngay cả khi con chưa đủ tuổi điều khiển.

Theo thống kê, chỉ trong 9 tháng năm 2024, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản hơn 7.000 trường hợp học sinh vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT). Các lỗi vi phạm chủ yếu: không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đi hàng đôi hàng ba, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi tham gia giao thông… Đặc biệt, có khá nhiều trường hợp điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định.

Sau gần một tháng cao điểm (tháng 10/2024), lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 2.200 trường hợp học sinh vi phạm giao thông, qua đó tạm giữ hơn 1.100 phương tiện các loại. Trong đó, có đến 985 trường hợp điều khiển xe khi chưa đủ tuổi.

Theo chân lực lượng chức năng xử lý học sinh vi phạm an toàn giao thông tại một trường học trên địa bàn xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) nhận thấy, tình trạng học sinh điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi diễn ra khá phổ biến.

Chỉ trong hai buổi ra quân, lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 30 học sinh vi phạm các quy định khi tham gia giao thông.

Đáng lo ngại, quá trình tham gia giao thông các em chưa chấp hành tốt các quy tắc giao thông, một số trường hợp còn chở ba, không đội mũ bảo hiểm, qua đoạn giao nhau không chú ý quan sát, phóng nhanh vượt ẩu…

Mặc dù, bước vào đầu mỗi năm học mới, các trường học đã chủ động phối hợp với ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, nghiêm cấm học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường, đồng thời tổ chức ký cam kết không vi phạm luật giao thông.

Để các nội dung ký cam kết không chỉ trên giấy tờ, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã thực hiện biện pháp không trông giữ xe trong khuôn viên nhà trường đối với học sinh điều khiển xe khi chưa đủ tuổi. Tuy nhiên, để đối phó, các em lại gửi xe ở các điểm trông giữ xe tự phát khu vực lân cận trường học nên nhà trường rất khó kiểm soát.

Để ngăn chặn tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Theo đó, cùng với các biện pháp nghiệp vụ thông thường, lực lượng chức năng còn “bí mật” ghi hình về tình trạng học sinh vi phạm giao thông vừa mang tính răn đe vừa không làm ảnh hưởng đến việc học của các em.

Bằng các hình ảnh ghi nhận được, lực lượng chức năng sẽ gửi danh sách kèm biển kiểm soát xe, hành vi vi phạm để phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các em chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (TP. Buôn Ma Thuột) Tô Thị Minh Thu cho hay, ngay từ đầu năm học 2024 – 2025, trường đã phối hợp với Công an TP. Buôn Ma Thuột làm tốt công tác tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh qua các buổi sinh hoạt dưới cờ. Cùng với đó, tại các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa của đoàn thanh niên, tổ chuyên môn cũng lồng ghép tích hợp nhiều nội dung, trong có nội dung giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em.

Trung tá Lương Xuân Ngọc, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh) cho biết, để tăng cường bảo đảm TTATGT trên địa bàn, nhất là đối với học sinh cần có sự vào cuộc chung tay hành động của nhiều cơ quan, ban, ngành, gia đình và cộng đồng. Trong đó, các trường học cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông để trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan đến Luật Giao thông đường bộ cho học sinh. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với nhà trường và gia đình để cùng quản lý, giáo dục các em tham gia giao thông đúng luật.

Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các cơ quan nhà nước cũng như người dân trong bối cảnh tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta luôn ở mức đáng báo động. Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thuộc nhóm các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về các quy định của pháp luật như sau.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ.

Hình phạt của tội vi phạm quy định về vi phạm an toàn giao thông đường bộ Điều 26 Bộ luật Hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và nghiêm trọng nhất là hình phạt tù.

Hình phạt cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào mức độ gây thiệt hại của cá nhân vi phạm, nếu gây ra một trong những thiệt hại sau thì sẽ chịu một trong ba hình phạt chính, cụ thể như sau:

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cá nhân vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt sau:

Trong trường hợp người vi phạm gây ra thiệt hại lớn và nghiêm trọng hơn các quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn. Ngoài ra, các trường hợp sau đều được coi là thuộc trường hợp phải áp dụng hình phạt tăng nặng như:

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, mà hình phạt tăng nặng sẽ là phạt tù từ 03 năm đến 15 năm.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu như trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đã được ngăn chặn kịp thời để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng tới mức phải chịu mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.