Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Có thể nói rằng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện và lực lượng tham gia giáo dục mà hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc phần lớn vào sự tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào hoạt động giáo dục này. Học sinh phải chủ động, tích cực biến quá trình giáo dục đạo đức thành quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện đạo đức thì mới có thể đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy, bên cạnh các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, cán bộ giáo viên, các lực lượng ngoài nhà trường tham gia trực tiếp vào giáo dục đạo đức cho học sinh thì yếu tố thuộc về tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải có các giải pháp cụ thể để quản lý tốt sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học đối với hoạt động giáo dục này. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
1.3.5. Môi trường gia đình và phương pháp giáo dục của gia đình
Đối với học sinh tiểu học gia đình có vai trò vô cùng quan trọng với các em. Gia đình chính là nơi các em được sinh ra, lớn lên và được chăm sóc về thể chất và nuôi dưỡng về tâm hồn. Do vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các em. Bầu không khí gia đình, văn hoá của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các phẩm chất đạo đức của các em. Từ văn hoá giao tiếp, ứng xử đến nếp sống của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đạo đức của học sinh. Đặc biệt, văn hoá nêu gương của các thành viên trong gia đình là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các em lứa tuổi này. Các thành viên trong gia đình có các phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có hành vi ứng xử văn minh sẽ là tấm gương đạo đức tốt nhất cho các em noi theo. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục các em trong gia đình cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Với lứa tuổi này, các thành viên trong gia đình cần có phương pháp giáo dục đạo đức cho các em phù hợp với lứa tuổi, giúp các em hình thành các phẩm chất đạo đức tốt thông qua chính cách giáo dục, dạy dỗ các em hàng ngày trong gia đình. Do vậy, yếu tố môi trường gia đình và phương pháp giáo dục cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Do vậy, hiệu trưởng (chủ thể quản lý) hoạt động này cần chú ý tới yếu tố này để có các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả. Hiệu trưởng cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong tất cả các khâu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sao cho hoạt động giáo dục này đạt được mục tiêu đề ra.
Trong chương 1 này, nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Trong đó, luận văn đã xác định được hệ thống khái niệm công cụ như: đạo đức; giáo dục đạo đức; học sinh tiểu học; giáo dục trải nghiệm; giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm; quản lý; quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nội dung lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Trong đó, đã tập trung phân tích sâu về mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Luận văn cũng đã trình bầy lí luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Với tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này đó là: Lập kế hoạch;Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Luận văn cũng đã phân tích lí luận về các yếu tố có ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Trong đó gồm các yếu tố như: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên các truờng tiểu học; Nâng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên các truờng tiểu học; Phuong pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học; Môi trường gia đình và phương pháp giáo dục của gia đình.
Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lí luận vững chức, giúp nghiên cứu xây dựng bộ công cụ điều tra, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp ở chương 3 của luận văn. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]
2.1. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm
Đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm.Đạo đức được mọi xã hội, mọi giai cấp và mọi thời đại quan tâm.Trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có những tư tưởng giáo dục phù hợp.Giáo dục đạo đức cho con người là vấn đề được đặt ra từ thời xa xưa và luôn đổi mới để thích ứng với mọi thời đại.Đặc biệt trong nhà trường, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được quan tâm hàng đầu. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Trên thế giới, trước công nguyên, nhà giáo dục Trung Hoa phong kiến Khổng Tử (551- 479 TCN) đã rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho mọi người. Ông cho rằng nếu người học chỉ có khư khư ôm lấy cái đạo học ấy mà không đem ra ứng dụng thực hành thì sao có thể gọi là thực học được.Vì vậy, học đạo để hành đạo là yêu cầu thiết thân đối với người được giáo dục.Ông dạy người học tập phải biết thực hành.Ông yêu cầu học tập trực giác phải kết hợp với suy luận.Khổng Tử đề cao việc ứng dụng vào cuộc sống những điều đã học.Ông luôn dạy học trò của mình: Học gì phải thực hành ngay điều ấy, phải củng cố ngay tri thức đã học không chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở mà phải bằng việc làm[dẫn theo 7].
Nhà triết học Socrate (470-399 TCN) đã hướng triết học vào mục đích giáo dục con người sống có đạo đức.Socrate cho rằng, đạo đức hay cái thiện cũng là một loại tri thức, mà ta có thể tự trau dồi. Một kẻ ác đơn giản chỉ là một kẻ dốt nát, chứ bản chất anh ta không ác. Đó là quan điểm tiến bộ vào thời bấy giờ. Tiến bộ vì theo ông, con người có thể tự hoàn thiện bản thân qua giáo dục và việc “tự suy xét”. Bởi thế, triết học của ông quan tâm nhiều đến con người, dạy đạo đức cho con người [dẫn theo 4].
Aristoste (384-322 TCN) đã nói rằng nhiệm vụ của đạo đức là tác động thuận lợi tới hạnh phúc của xã hội còn chính trị là khoa học và nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Đạo đức và đạo đức học phải phục tùng chính trị [dẫn theo 4]. Comenxki (1592-1670) – đóng góp của ông trong lĩnh vực này không chỉ bằng tấm gương về đạo đức của cuộc đời mình mà phương pháp giáo dục đạo đức của ông rất chú trọng đến hành vivà động cơ đạo đức.
A.X.Makarenco (1888-1939) một nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức và các biện pháp giáo dục đúng đắn như sự nêu gương, nguyên tắc giáo dục tập thể và thông qua tập thể. Ông còn khẳng định cái logic của quá trình sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lí hoạt động của học sinh tham gia vào lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật [20].
2.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở Việt Nam
Việt Nam, vấn đề giáo dục đạo đức rất được quan tâm. Từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) cho đến cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) vấn đề giáo dục đạo đức luôn được đề cao, phương châm giáo dục là lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với đời sống xã hội. Đặc biệt sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba tên gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã chính thức xuất hiện. Từ đó, đã có rất nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu về vấn đề này.
Thứ trưởng Võ Thuần Nho với bài “Một số vấn đề lý luận và tư tưởng về giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học”. Tác giả đã đưa ra những lý luận và tư tưởng chủ đạo trong việc hình thành đạo đức cách mạng cho học sinh trong nhà trường [27].
Tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh”. Bài viết khẳng định vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời đề xuất những phương pháp đổi mới công tác chủ nhiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động tự giáo dục của học sinh [16].
Tác giả Trần Thị Minh Hiển với bài “Cải tiến hình thức sinh hoạt tập thể để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh”. Qua bài viết, tác giả đề xuất cách tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể trải nghiệm sáng tạo, giúp đổi mới, cải thiện chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường [18] Tác giả Hà Nhật Thăng với bài “Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên – học sinh – sinh viên”. Qua nghiên cứu, tác giả đề cập đến những thay đổi về tư tưởng, đạo đức, lối sống của giới trẻ trong thời kỳ kinh tế – xã hội phát triển. Từ đó đề cao tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong cả 3 môi trường nhà trường – gia đình – xã hội[32]. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
“Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động Đội cho học sinh Tiểu học” của tác giả Nguyễn Lệ Hằng. Ở công trình này tác giả qua thực tế khảo sát công tác giáo dục tại các trường Tiểu học quận Thanh Xuân cho thấy: Nhìn chung học sinh nơi đây có phẩm chất đạo đức tốt, chăm ngoan, lễ phép, khiêm tốn, thật thà. Tuy nhiên các em còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo trước cám dỗ của cuộc sống. Số học sinh vi phạm về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức, các chuẩn mực có chiều hướng gia tăng trong khi đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội tuy đã thu được kết quả quan trọng song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập hạn chế. Với những bất cập đó, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Công trình trên đã khẳng định để đạt được hiệu quả trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thì điều kiện then chốt, quyết định là cơ chế chỉ đạo thống nhất.
Nhìn chung trong những năm qua giáo dục đạo đức trong nhà trường của nước ta được Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm. Các hội thảo khoa học về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên đã được tổ chức nhiều nơi trong cả nước. Đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến mục tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức, quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm, tuy nhiên hầu hết các tác giả mới chỉ ra vai trò, hình thức tổ chức, biện pháp quản lý phù hợp với một số địa bàn nơi công tác của tác giả, chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng và đề ra các giải pháp để thực hiện công tác quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học thuộc quận Thanh Xuân. Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm”.