Nước thải và cách xử lý nước thải là vẫn đề nhức nhối không chỉ các công ty, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, mà ngay cả những người dân, thải ra nước thải từ sinh hoạt cũng đang gấp rút xử lý. Nước thải không được xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Nước thải và cách xử lý nước thải là vẫn đề nhức nhối không chỉ các công ty, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, mà ngay cả những người dân, thải ra nước thải từ sinh hoạt cũng đang gấp rút xử lý. Nước thải không được xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
SBR là từ viết tắt của cụm từ đầy đủ Sequencing Batch Reactor. Đây là phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ sinh học hiện đại. Chúng được giới chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Cần xây hai cụm bể gồm cụm bể Selector và C-tech để vận hành công nghệ xử lý này.
Bể SBR hoạt động trên quy trình phản ứng sinh học liên tục teo các mẻ. Và SBR bản chất là một hình thức của bể Aerotank.
Nước thải công nghiệp tiếng anh là Industrial Wastewater là nước thải từ các hoạt động trong công nghiệp hoặc thương mại. Nước thải sẽ là nước thải cửa các quá trình tạo ra sản phẩm từ các thiết bị, máy móc, từ các hoạt động trong nhà máy. Nước thải công nghiệp sẽ bao gồm như: Nước thải xi mạ, nước thải dệt nhuộm, nước thải nhà máy bia, nước giải khát, sản xuất giấy,...Trong nước thải công nghiệp sẽ được chia ra làm 2 loại: Nước thải sản xuất bẩn và nước thải sản xuất không bẩn- Nước thải sản xuất bẩn: Là nước thải sinh ra từ các quá trình sản xuất sản phẩm, tẩy rửa máy móc, các hoạt động của nhân viên,... Vì thế nước này chứa nhiều chất độc hại như: BOS, COD, TSS, vi khuẩn, virus,...- Nước thải sản xuất không bẩn: Đây là loại nước được dùng chủ yếu để làm nguội thiết bị nên nó được coi là nước sạchQuy chuẩn kỹ thuật (QCVN) về nước thải công nghiệp:
Bảng (QCVN) Quy chuẩn nước thải công nghiệp
Nước thải đô thị cũng tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng nó còn bao gồm thêm nước thải từ các cơ sở công cộng như trung tâm thương mại, nhà hàng, các cơ sở thương mại và tổ chức ở khu vực thành thị
Bạn có biết không? Nước thải trên 95% là nước, còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học. Tuy nhiên trong 5% lại chứa rất nhiều chất độc hại như:
BOD là tên viết tắt của cụm từ Biochemical Oxygen Demand hay còn được gọi là nhu cầu oxy sinh hóa. BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Khi BOD được xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá. Do đó, trước khi xả nước thải cần phải xử lý nước thải, làm giảm BOD. (BOD trong nước của hộ gia đình thường là 200mg/ L)
TDS là viết tắt của Total Bisolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan. Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước.
Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước. Nó bao gồm khoáng chất, muối, kim laoji, Cation, Anion hòa tan trong nước,...
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể. Khi thải trực tiếp vào môi trường nước mặt. TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo vi sinh vật gây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá,...
Trong nước thải còn có sự tồn tại của các mầm bệnh. Vì thế, nước thải được đánh giá một trong những thành phần gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Trong nước thải không chircos các chất độc hại mà nó còn có các chất dinh dưỡng trong quá nấu nướng. Tuy nhiễn các chất dinh dưỡng này sẽ làm cho một số loài tảo độc hại nở hoa hay một số loài cá bị chết do có quá nhiều NIto trong nước.
Tóm lại, thành phần nước thải sin hoạt, nước thải công nghiệp bao gồm:
- 95% là nước, 5 % còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học.
- Các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi rus, mầm bệnh,... và các vi khuẩn vô hại
- Các chất hữu cơ: Phân, giấy, thực phẩm,...
- Các chất vô cơ: Cát, kim loại, sỏi,...
- Các chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
- Hữu cơ hòa tan và vô cơ hòa tan,...
Các loại nước thải phổ biến - Ảnh minh họa
- Nước thải sinh hoạt: là nguồn nước được sản xuất từ những hoạt động của con người trong hộ gia đình, từ các khu dân cư, trường học, công sở,... Có nghĩa là nước thải từ nhà bếp, nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, rửa bát,...
- Nước thải công nghiệp: là nước thải có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, khai thác và chế biến thực phẩm nông nghiệp. Nước thải được sinh ra chủ yếu ở các khu công nghiệp, một phần được thải ra từ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp vừa và nhỏ
Ngoài ra, tất cả nước thải không xác định là nước thải sinh hoạt đều được coi là nước thải công nghiệp.
- Nước thẩm thấu: là lượng nước thải thấm vào các hệ thống cống thoát nước bằng nhiều cách khác nhau như qua các khớp nối bị hở, các ống bị lỗi kỹ thuật hoặc qua phần thành hố xí, hố gas …
Nước thải tự nhiên: nước thải tự nhiên là loại nước thải do tự nhiên sinh ra như nước mưa, nước ao hồ sông suối nhưng khi đi qua các chất thải biến chúng thành nước thải.
Nước thải đô thị: là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại chất thải trên.
Hy vọng bài viết đã giải đáp giúp bạn nước thải sinh hoạt tiếng anh là gì cùng hệ thống từ vựng phổ biến. Mọi nhu cầu cần tư vấn và giải đáp về dịch vụ thông cống nghẹt vui lòng liên hệ Thongcongnghetcucre qua hotline 0945113361.
Tác giả Đỗ Chí Lệ Founder thongcongnghetcucre.com với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng chế bảo Vệ sinh môi Trường, tôi sẽ giúp bạn có được sự tư vấn lựa chọn phù hợp và đúng đắn.
Latest posts by Tác giả Đỗ Chí Lệ
Nước là nguồn tài nguyên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Tất cả các hoạt động thiết yếu hằng ngày của chúng ta như nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa… đều cần đến nước. Thế nhưng không phải ai cũng biết Nguồn nước sinh hoạt đến từ đâu, liệu có thực sự sạch? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích hơn nhé.
Nguồn nước sinh hoạt đến từ đâu, liệu có thực sự sạch?
Được xem là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thế nhưng có một nghịch lý có rất ít người biết là Việt Nam hiện đang thuộc nhóm “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, thấp hơn so với chỉ tiêu 4.000 m3/người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA).
Để giải thích cho vấn đề trên cần phân biệt rõ nguồn nước sinh hoạt và nước tài nguyên. Theo đó, nguồn nước sông, suối, ao, hồ, nước ngầm hoặc nước mưa là nước tài nguyên. Còn nước sinh hoạt phải là nước sạch, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của con người. Tuy tài nguyên nước bề mặt ở nước ta tương đối dồi dào, nhưng hầu như không đảm bảo trở thành nước sinh hoạt vì đa phần nước sông, suối, ao hồ đều đang bị ô nhiễm nặng.
Ở các vùng nông thôn, nước ngầm sâu, nước mưa thường được sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt. Theo con số mà Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) thống kê được hiện hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Đây là nguồn nước nằm sâu trong lòng đất, dưới hàng trăm lớp đất đá, chứa nhiều nguyên tố khoáng và khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng nước vì còn tùy thuộc vào mạch nước khoan được.
Nếu như trước đây, không khí trong lành, nước mưa có thể dùng trực tiếp để tắm rửa, nấu ăn… thì ngày nay sự phát triển của nhiều khu công nghiệp, cùng lượng khí thải lớn xả ra quanh năm khiến nước mưa chứa axit và sẽ không còn sạch để sử dụng nữa. Bên cạnh đó, nếu hứng nước mưa từ mái lợp fibroxi măng thì cũng không thể đảm bảo cho sức khỏe.
Ở các thành phố lớn, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng nước máy. Đây chính là nước ngầm đã được xử lý nhờ hệ thống lọc nước của các nhà máy, thường là lọc thô qua bể lắng, khử sắt và mangan rồi sau đó tiệt trùng bằng clo. Bên cạnh một số nhà máy nước ở các thành phố lớn được đầu tư quy trình công nghệ xử lý hiện đại thì vẫn còn rất nhiều cơ sở cấp nước chưa tuân thủ quy trình công nghệ, Hệ thống đường ống phân phối và bể chứa nước đã cũ, rò rỉ, khiến cho các chất ô nhiễm từ bên ngoài thấm ngược vào trong đường ống gây ô nhiễm nước.
Vai trò của nước sinh hoạt sạch đối với cuộc sống của con người
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Tất cả các nhu cầu ăn uống, tắm rửa, vo gạo, nấu ăn, giặt giũ… của chúng ta đều cần phải sử dụng nước. Theo các số liệu điều tra thực tế để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày.
Nếu nguồn nước sinh hoạt không sạch, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vì nước chính là môi trường trung chuyển của các loại virút, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, các hóa chất độc hại mà mắt thường không thể phát hiện được.
Các hóa chất thường gặp trong nước như hóa chất bảo vệ thực vật, thủy ngân, nitrit, nitrat, amoni, như sắt, chì, măng gan, asen… nếu có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì, hóa chất bảo vệ thực vật). Nếu hàm lượng hóa chất thấp hơn, tuy không gây tác hại ngay, nhưng về lâu về dài, chúng sẽ tích tụ trong các mô cơ thể, dẫn đến nhiễm độc mãn tính và gây ra nhiều căn bệnh khó chữa, đặc biệt là ung thư. Nếu nguồn nước bị các vi sinh vật tấn công sẽ gây ra đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
Nguồn nước sạch là nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/Bộ Y Tế. Có thể nhận biết nước sạch bằng cách quan sát và cảm nhận như: không màu, không mùi, không vị. Mặc dù, có sử dụng hàng ngày để tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng,… nhưng nước sạch ở nước ta hiện nay chỉ ăn và uống khi được đun sôi để nguội.
Bao giờ nước máy uống được? luôn là câu hỏi mà rất nhiều nhà chuyên môn về môi trường ở nước ta băn khoăn. Nhưng thực tế lại khá phũ phàng vì hiện tại nước máy ở nước ta không uống được giống châu Âu, chất lượng nước của các nhà máy nước trên cả nước hầu như chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
Giải pháp nào để sử dụng được nguồn nước sạch tinh khiết, tốt cho sức khỏe?
Không chỉ không uống được trực tiếp, các nguồn nước sạch trong sinh hoạt trong gia đình như nước mưa, nước giếng, nước máy… kể trên cũng rất dễ tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều tạp chất gây hại cho cơ thể, nhất là với trẻ em, người lớn tuổi. Thế nên, việc sử dụng thiết bị lọc nước ngay thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không chỉ là máy lọc nước bình thường, lời khuyên từ các chuyên gia là nên sử dụng máy lọc nước điện giải.
Không chỉ lọc sạch các thành phần hóa học, chất ô nhiễm trong nước, đảm bảo nước có thể uống trực tiếp, thiết bị này còn ion hóa giúp làm thay đổi một số tính chất hóa học của nước( thay đổi giá trị pH, ORP, cấu trúc phân tử nước). Từ đó, cho ra 2 nguồn nước khác nhau là nước kiềm và nước có tính axit với mức độ pH khác nhau, có thể dùng vào nhiều mục đích như nấu ăn, làm đẹp, khử trùng, vệ sinh dụng cụ y tế…
Tại Nhật Bản, nước ion kiềm được xem là nguồn nước chức năng và được ví như bí quyết giúp nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, hạn chế bệnh tật và tăng cường tuổi thọ. Việc sử dụng nguồn nước này mỗi ngày còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh tật, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm đại tràng, dạ dày, táo bón, trào ngược dạ dày…
Nếu đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng thì các dòng máy lọc nước điện giải OSG – một trong những thương hiệu nổi tiếng, uy tín đến từ xứ sở hoa anh đào chính là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua. Với OSG, bạn sẽ dễ dàng tìm mua được một chiếc máy máy tạo nước ion kiềm phù hợp nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% - 16%. Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70% - 85%.
Hiện nay, trên toàn quốc lượng chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị phát sinh 38.000 tấn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85%. Con số này ở nông thôn là 32.000 tấn mỗi ngày và chỉ thu gom được khoảng 55%.
Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. Cụ thể:
- Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác có thể do người dân đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống sông, ao hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm.
- Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt, hiện nay, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày, mà các túi nilon này cần 50 - 60 năm mới phân hủy trong đất. Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
- Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,… để lại những hình ảnh không đẹp, gây mất mỹ quan.
- Trong rác thải sinh hoạt, thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống xung quanh… Đặc biệt, các bãi rác công cộng là nguồn mang dịch bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.
Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Phương pháp xử lý rác thải chính hiện nay của nước ta là chôn lấp, với kỹ thuật đơn giản. Thực tế cho thấy, các phương pháp xử lý rác thải tại nước ngoài áp dụng cho nước ta đều không hiệu quả do đặc thù rác thải chưa được phân loại tại nguồn. Hiện nay, lượng rác ở đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ chiếm 60% - 65% , lượng rác còn lại được vứt ở ao hồ, kênh rạch, ven đường.
Thực tế, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt có nhiều bước tiến, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của rác thải sinh hoạt.
Cả nước hiện có gần 100 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, tuy nhiên chỉ có 20 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh có thể gây ra ô nhiễm môi trường đất, không khí và đặc biệt là nước thải rỉ rác từ các bãi chôn lấp. Trong khi ở các nước tiên tiến, với công nghệ kỹ thuật hiện đại, họ xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách ủ phân compost, không chỉ giải quyết được vấn đề rác thải mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Hiện nay, việc khống chế mùi hôi tại các bãi chôn lấp được thực hiện bằng việc phun các chế phẩm sinh học và được thực hiện thủ công, điều này có thể gây độc hại cho công nhân.
Ở nước ta, phương pháp đốt thường được ứng dụng trong xử lý rác thải nguy hại, chủ yếu là chất thải y tế. Rác thải sinh hoạt thường chứa độ ẩm cao do đó phương pháp đốt không hiệu quả. Mặt khác, việc đầu tư một lò đốt công nghiệp thường yêu cầu kinh phí khá lớn. Công nghệ đốt nếu vận hành không đúng kỹ thuật sẽ sinh ra các chất làm ô nhiễm không khí, do đó cũng cần có hệ thống xử lý khí thải khi áp dụng phương pháp đột.
Phương pháp dùng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân hữu cơ không phổ biến và chỉ giải quyết được một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt. Việc đầu tư dây chuyền công nghệ để sản xuất phân hữu cơ cũng khá tốn kém. Mặt khác, việc sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa được phổ biến rộng rãi, vì thế nguồn cung không lớn. Nếu phân hữu cơ không có ưu điểm vượt trội thì rất khó cạnh tranh với các loại phân bón truyền thống.
Trước tình hình này, vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà khoa học, các cấp chính quyền. Làm thế nào để lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp với tính chất rác thải cũng như điều kiện kinh tế nước ta đang là một câu hỏi khó./.