Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo Đề án sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy định mới thay thế Quy định số 228 ngày 7/2/2014 của Ban Bí thư về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài.
Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo Đề án sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy định mới thay thế Quy định số 228 ngày 7/2/2014 của Ban Bí thư về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài.
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật Đảng viên như sau:
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Như vậy, trường hợp Đảng viên ra nước ngoài không xin phép thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Và thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm là 5 năm (60 tháng)
Pháp luật hiện hành không quy định một cách trực tiếp “Thương nhân Việt nam được đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài”. Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật dân sự, Luật Thương mại không quy định cấm về việc bên nhân gia công phải là cá nhân/tổ chức trong nước. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài hàng hóa lưu thông hợp pháp. Mục 2 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.
Như vậy, thương nhân Việt Nam được đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài, với điều kiện hàng hóa gia công phải được lưu thông hợp pháp và tuân thủ các quy định pháp luật.
Theo quy định tại, thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau:
Tuân thủ quy định về quản lý hoạt động gia công hàng hóa ở nước ngoài quy định tại Điều 52 Luật Quản lý ngoại thương, theo đó, thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài hàng hóa lưu thông hợp pháp; Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Luật Quản lý ngoại thương và pháp luật có liên quan;
Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công.
Được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
(Điều 49 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
Hiện nay, nhiều thương nhân có ý tưởng về các sản phẩm để kinh doanh trên thị trường nhưng không đủ điều kiện, tay nghề và kinh phí để trực tiếp sản xuất sản phẩm, do vậy, họ sẽ thuê một bên khác có đầy đủ trang thiết bị, giấy phép và tay nghề để sản xuất sản phẩm theo chỉ dẫn của mình. Đối với một số mặt hàng, thương nhân có nhu cầu thuê gia công từ các công ty ở nước ngoài. Điều này càng trở nên phổ biến trong bối cảnh xu thế hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, hàng hóa gia công hay còn được biết đến với thuật ngữ hàng OEM (Orgianal Equipment Manufacture). Việc đặt hàng OEM ở nước ngoài cũng là một hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi bài viết này sẽ chỉ đề cập đến mối quan hệ gia công giữa hai bên đều là thương nhân.
Tại Khoản 2 Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật như sau:
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.
Trên đây là các tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm theo quy định của pháp luật
Việc đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài trong bối cảnh hiện tại đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp, là giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp có ý tưởng về sản phẩm nhưng không đủ điều kiện hoặc kinh phí để sản xuất.
Vậy thực trạng gia công hàng hóa ở nước ngoài hiện nay như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về gia công hàng hóa ở nước ngoài? Có những vướng mắc gì khi doanh nghiệp thực hiện gia công hàng hóa ở nước ngoài?
Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 49 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công. Tuy nhiên, sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu (Theo điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Theo đó, trên nhãn hàng hóa sẽ phải có thông tin của bên nhận gia công ở nước ngoài và bên đặt gia công ở Việt Nam (Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP).
Như vậy, trách nhiệm về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa được gia công ở nước ngoài sẽ thuộc về thương nhân đặt gia công.