Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện công tác nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác NS&VSMT trong trường học còn tồn tại một số hạn chế. Tại một số địa phương, nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên và người học về công tác NS&VSMT còn chưa đầy đủ; công tác chỉ đạo thực hiện chưa quyết liệt và đồng bộ; việc sử dụng và bảo quản công trình nước sạch, vệ sinh ở một số nơi còn chưa tốt dẫn đến công trình hư hỏng xuống cấp và không sử dụng được. Đặc biệt khi thiết kế xây dựng nhà vệ sinh cho trường học các cấp nhiều nơi đã vi phạm các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để những cán bộ làm công tác y tế trường học nắm được các yêu cầu thiết kế nhà vệ sinh trường học và tham mưu được cho ngành Giáo dục xây dựng được các nhà vệ sinh chuẩn, chúng tôi xin giới thiệu các quy định chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những quy định này được căn cứ trên Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3907 : 2011. Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế; TCVN 8793 : 2011 . Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế; TCVN 8794 : 2011 . Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế; Những yêu cầu chung khi thiết kế nhà vệ sinh trường học: 1. Nhà vệ sinh phải ưu tiên bố trí nơi thoáng mát, cuối hướng gió; đảm bảo sự thông gió và chiếu sáng tự nhiên; thuận tiện cho học sinh tiếp cận sử dụng. 2. Từ cấp trường THCS trở lên cần bố trí riêng biệt tách hẳn khu vệ sinh nam nữ ra hai khu vực khác nhau. Theo đó, có thể bố trí hai khu ở hai đầu khối lớp học, nhưng hoán đổi lệch tầng nhau (tầng 1 là vệ sinh nam thì trên lầu sẽ là vệ sinh nữ và ngược lại). 3. Khụ vệ sinh nam và nữ (không tính trường mầm non) phải được bố trí ngăn cách, có lối ra vào độc lập. 4. Phải tạo các không gian đệm ngăn cách để không ảnh hưởng tới các không gian chức năng khác. 5. Tính toán bố trí diện tích rộng ở mức tối đa cho phép. 6. Tính toán số lượng thiết bị vệ sinh phải đủ theo quy định. 7. Bồn rửa phải được đặt cố định và an toàn để đảm bảo sử dụng lâu dài (có thể đặt trên bệ bê tông, lát đá). 8. Chỗ vệ sinh nữ phải bố trí cửa che chắn kín đáo. 9. Tại mỗi khu vệ sinh phải bố trí vòi nước để phục vụ lau chùi vệ sinh sàn, thiết bị. 10. Thiết kế nhà vệ sinh phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng. 11. Kích thước buồng vệ sinh, kích thước cửa, các loại thiết bị và chiều cao lắp đặt phải phù hợp với kích thước nhân trắc học của từng lứa tuổi. 12. Khu vệ sinh học sinh và giáo viên nên thiết kế riêng. 13. Hệ thống kỹ thuật khu vệ sinh phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. 14. Sàn phòng vệ sinh có độ dốc 2% về phễu thu sàn, ống thoát lớn để đảm bảo thoát nước nhanh. 15. Vật liệu lát nền khu vệ sinh đảm bảo dễ lau chùi nhưng không trơn trượt, không thấm nước. 16. Vật liệu ốp lát tường màu sáng, dễ lau chùi. 17. Sử dụng thiết bị vệ sinh tốt. 18. Cửa không được dùng vật liệu hút ẩm, dễ mối mọt, rỉ sét, ăn mòn trong quá trình sử dụng. Cửa đi rộng ≥ 1m. 19. Chiều cao khu vệ sinh ≥ 2,7m. 20. Trong khu vệ sinh của giáo viên, cán bộ nhân viên nên bố trí thêm phòng tắm. 21. Số lượng phòng vệ sinh cho giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường được bố trí nam nữ riêng biệt. Diện tích không nhỏ hơn 6 m2/phòng. Số lượng thiết bị: – Đối với nam: 01 tiểu/15 người; 01 xí/20 người; 01 rửa tay/4 xí nhưng không được ít hơn 1; – Đối với nữ: 01 xí/15 người; 01 rửa tay/2 xí nhưng không được ít hơn 1. 22. Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa. 23. Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh. 24. Đường ống cấp nước và thoát nước không được phép đặt lộ dưới trần của các phòng. 25. Phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không ảnh hưởng đến các phòng khác. 26. Lập quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và kinh phí thực hiện cho bộ phận quản lý vệ sinh của trường. Quy định thiết kế nhà vệ sinh trong trường Mầm non: 1. Phòng vệ sinh trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát; b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng; c) Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu; d) Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m; e) Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em trai và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em gái; f) Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa; g) Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. h) Phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không ảnh hưởng đến các phòng khác. i) Chiều cao chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật lớp mẫu giáo có độ cao từ 0,35 m đến 0,40 m. j) Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên bố trí nam nữ riêng biệt, nên có buồng tắm riêng với diện tích không nhỏ hơn 9 m2/khu vệ sinh. Khu vệ sinh dùng cho giáo viên, nhân viên nên tập trung ở một nơi hoặc phải ngăn chia riêng trong khu vệ sinh dùng cho trẻ. CHÚ THÍCH: – Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô. – Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt. – Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. 2. Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh trong trường mầm non được quy định trong bảng sau: Tên thiết bị Chiều cao (m): Ghi chú Trong nhóm trẻ: – Chiều cao quy định từ mặt sàn. Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. – Chậu rửa tay 0,40 – Bệ xí 0,20 – 0,25 – Bể dội nước, không thấp hơn 0,75 Trong lớp mẫu giáo: – Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. Có lắp đặt tay vịn ở độ cao từ 0,5 m đến 0,6 m. – Chậu rửa tay 0,45 – Bệ xí 0,25 – 0,30 – Bể dội nước 0,65 – Tiểu treo 0,30
Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện công tác nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác NS&VSMT trong trường học còn tồn tại một số hạn chế. Tại một số địa phương, nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên và người học về công tác NS&VSMT còn chưa đầy đủ; công tác chỉ đạo thực hiện chưa quyết liệt và đồng bộ; việc sử dụng và bảo quản công trình nước sạch, vệ sinh ở một số nơi còn chưa tốt dẫn đến công trình hư hỏng xuống cấp và không sử dụng được. Đặc biệt khi thiết kế xây dựng nhà vệ sinh cho trường học các cấp nhiều nơi đã vi phạm các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để những cán bộ làm công tác y tế trường học nắm được các yêu cầu thiết kế nhà vệ sinh trường học và tham mưu được cho ngành Giáo dục xây dựng được các nhà vệ sinh chuẩn, chúng tôi xin giới thiệu các quy định chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những quy định này được căn cứ trên Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3907 : 2011. Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế; TCVN 8793 : 2011 . Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế; TCVN 8794 : 2011 . Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế; Những yêu cầu chung khi thiết kế nhà vệ sinh trường học: 1. Nhà vệ sinh phải ưu tiên bố trí nơi thoáng mát, cuối hướng gió; đảm bảo sự thông gió và chiếu sáng tự nhiên; thuận tiện cho học sinh tiếp cận sử dụng. 2. Từ cấp trường THCS trở lên cần bố trí riêng biệt tách hẳn khu vệ sinh nam nữ ra hai khu vực khác nhau. Theo đó, có thể bố trí hai khu ở hai đầu khối lớp học, nhưng hoán đổi lệch tầng nhau (tầng 1 là vệ sinh nam thì trên lầu sẽ là vệ sinh nữ và ngược lại). 3. Khụ vệ sinh nam và nữ (không tính trường mầm non) phải được bố trí ngăn cách, có lối ra vào độc lập. 4. Phải tạo các không gian đệm ngăn cách để không ảnh hưởng tới các không gian chức năng khác. 5. Tính toán bố trí diện tích rộng ở mức tối đa cho phép. 6. Tính toán số lượng thiết bị vệ sinh phải đủ theo quy định. 7. Bồn rửa phải được đặt cố định và an toàn để đảm bảo sử dụng lâu dài (có thể đặt trên bệ bê tông, lát đá). 8. Chỗ vệ sinh nữ phải bố trí cửa che chắn kín đáo. 9. Tại mỗi khu vệ sinh phải bố trí vòi nước để phục vụ lau chùi vệ sinh sàn, thiết bị. 10. Thiết kế nhà vệ sinh phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng. 11. Kích thước buồng vệ sinh, kích thước cửa, các loại thiết bị và chiều cao lắp đặt phải phù hợp với kích thước nhân trắc học của từng lứa tuổi. 12. Khu vệ sinh học sinh và giáo viên nên thiết kế riêng. 13. Hệ thống kỹ thuật khu vệ sinh phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. 14. Sàn phòng vệ sinh có độ dốc 2% về phễu thu sàn, ống thoát lớn để đảm bảo thoát nước nhanh. 15. Vật liệu lát nền khu vệ sinh đảm bảo dễ lau chùi nhưng không trơn trượt, không thấm nước. 16. Vật liệu ốp lát tường màu sáng, dễ lau chùi. 17. Sử dụng thiết bị vệ sinh tốt. 18. Cửa không được dùng vật liệu hút ẩm, dễ mối mọt, rỉ sét, ăn mòn trong quá trình sử dụng. Cửa đi rộng ≥ 1m. 19. Chiều cao khu vệ sinh ≥ 2,7m. 20. Trong khu vệ sinh của giáo viên, cán bộ nhân viên nên bố trí thêm phòng tắm. 21. Số lượng phòng vệ sinh cho giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường được bố trí nam nữ riêng biệt. Diện tích không nhỏ hơn 6 m2/phòng. Số lượng thiết bị: – Đối với nam: 01 tiểu/15 người; 01 xí/20 người; 01 rửa tay/4 xí nhưng không được ít hơn 1; – Đối với nữ: 01 xí/15 người; 01 rửa tay/2 xí nhưng không được ít hơn 1. 22. Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa. 23. Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh. 24. Đường ống cấp nước và thoát nước không được phép đặt lộ dưới trần của các phòng. 25. Phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không ảnh hưởng đến các phòng khác. 26. Lập quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và kinh phí thực hiện cho bộ phận quản lý vệ sinh của trường. Quy định thiết kế nhà vệ sinh trong trường Mầm non: 1. Phòng vệ sinh trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát; b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng; c) Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu; d) Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m; e) Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em trai và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em gái; f) Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa; g) Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. h) Phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không ảnh hưởng đến các phòng khác. i) Chiều cao chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật lớp mẫu giáo có độ cao từ 0,35 m đến 0,40 m. j) Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên bố trí nam nữ riêng biệt, nên có buồng tắm riêng với diện tích không nhỏ hơn 9 m2/khu vệ sinh. Khu vệ sinh dùng cho giáo viên, nhân viên nên tập trung ở một nơi hoặc phải ngăn chia riêng trong khu vệ sinh dùng cho trẻ. CHÚ THÍCH: – Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô. – Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt. – Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. 2. Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh trong trường mầm non được quy định trong bảng sau: Tên thiết bị Chiều cao (m): Ghi chú Trong nhóm trẻ: – Chiều cao quy định từ mặt sàn. Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. – Chậu rửa tay 0,40 – Bệ xí 0,20 – 0,25 – Bể dội nước, không thấp hơn 0,75 Trong lớp mẫu giáo: – Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. Có lắp đặt tay vịn ở độ cao từ 0,5 m đến 0,6 m. – Chậu rửa tay 0,45 – Bệ xí 0,25 – 0,30 – Bể dội nước 0,65 – Tiểu treo 0,30