Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi TS. Lê Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh - Giảng viên khóa học hành chính nhân sự tại trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh.
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi TS. Lê Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh - Giảng viên khóa học hành chính nhân sự tại trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh.
Thư xin việc chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa mới, tiến một bước đến với vòng phỏng vấn xin việc. Theo một cuộc khảo sát mới nhất của nhóm Office Team (Careerbuilder) cho thấy rằng, có tới 86% các nhà tuyển dụng công nhận thư xin việc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tìm việc bởi thư xin việc được xem là cơ sở để nhà tuyển dụng xem CV của ứng viên.
»»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu
Một thư xin việc hoàn chỉnh phải đủ 4 phần:
- Phần đầu tiên là tiêu đề bức thư, gồm tên của ứng viên, vị trí muốn ứng tuyển và thông tin liên lạc.
- Phần thứ hai là mở bài, lưu ý phải dùng các kính ngữ như “kính thưa” để thể hiện sự tôn trọng, và thái độ cầu khiến đối với nhà tuyển dụng. Phần này bạn chỉ cần nêu khái quát, và nêu rõ lý do, mục đích của lá thư này. Tiếp theo là một đoạn văn ngắn giới thiệu đầy đủ thông tin về bạn.
- Phần thứ ba là thân bài, chính là nội dung chính của bức thư. Phần này bạn cần đi vào chi tiết hơn, bổ sung ý cho phần phía trên bằng cách nêu rõ các thông tin chính yếu như trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, những ưu điểm của bạn để thuyết phục nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn.
- Phần cuối cùng là kết thư, bạn chỉ cần tóm tắt lại nội dung đã nói bên trên và cần cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn đảm nhận công việc đó của bạn. Cũng như đưa ra một lời cam đoan, hứa hẹn nếu nhận được vị trí đó bạn sẽ làm gì.
Đầu tiên các bạn cần lưu ý là yêu cầu về thư giới thiệu của mỗi trường khác nhau. Một số trường chỉ đánh giá cao thư giới thiệu đến từ những giảng viên, nhà nghiên cứu có tên tuổi và uy tín trong giáo dục. Một số trường lại muốn nhận được thư giới thiệu đến từ những đơn vị bạn đã làm việc trước đó (hệ sau đại học). Ví dụ như trường Đại học Cape Breton University sẽ yêu cầu thư giới thiệu đến từ đồng nghiệp cũ của bạn, hoặc nhóm nghiên cứu đã từng tham gia trước đây.
Chính vì vậy nên điều đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu và nắm được chính xác những yêu cầu về thư tiến cử của trường. Điều này sẽ giúp bạn xin được thư giới thiệu được đánh giá cao bởi hội đồng tuyển sinh.
Tôi tên là Nguyễn Thu Trang, sinh năm 1998. Thông qua trang tuyển dụng jobsgo.vn, tôi được biết Quý Công ty đang cần vị trí Kế toán. Tôi mong muốn được thử sức mình trong môi trường làm việc hết sức năng động của Quý Công ty.
Tôi đã theo học và tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Kế toán của Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong quá trình học tập tại trường, tôi đã từng giành giải Nhất cuộc thi “The Audit Race 2019” do tập đoàn FAC tổ chức. Tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với công ty xuất khẩu: Công ty CPTM HBS Vietnam; Công ty Xuất nhập khẩu Trung Quốc Đại Dương.
Mục tiêu hiện tại của tôi là trở thành một chuyên viên kế toán cao cấp tại một công ty xuất nhập khẩu trong nước.
Thêm vào đó, tôi đã nỗ lực học tập, trau dồi chuyên môn trong suốt 5 năm qua. Tôi có đã được chứng chỉ Intermediate Certificate in Financial and Management Accounting của Hiệp hội kế toán công chứng Anh. Ngoài ra, tôi có thể sử dụng thành thạo Microsoft office và giao tiếp Tiếng Anh cơ bản. Với trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vị trí ứng tuyển của Quý Công ty.
Cảm ơn chị đã dành thời gian quý báu để xem xét bức thư này. Tôi rất mong chị có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân.
Thư giới thiệu xin việc hay thư giới thiệu bản thân là một email cho phép bạn cung cấp thông tin về bản thân với những người không quen biết. Mục đích của bức thư là để người nhận biết được những thông tin cơ bản, quá trình học vấn và những kỹ năng bạn đang có.
Lưu ý, đây không phải là sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc của bạn. Vì vậy bạn cần chọn lọc những thông tin cần thiết. Hãy viết một cách ngắn gọn, súc tích để họ biết bạn là ai, lý do bạn viết bức thư này là gì. Ngoài ra, một số trang tuyển dụng uy tín sẽ cung cấp mẫu các thư giới thiệu xin việc, mẫu cv xin việc, bạn có thể tham khảo như JobsGO, TopCV,…
Xem thêm: Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho mọi đối tượng
Cover letter tiếng Việt là thư xin việc, đây là một dạng tài liệu có độ dài tầm một trang được gửi đến nhà tuyển dụng, trong thư người viết mô tả về các thế mạnh, cũng như các kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp phù hợp với vị trí công việc.
Thư xin việc đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định xem nhà tuyển dụng có nên xem CV (hồ sơ xin việc) của ứng viên hay không. Việc sàng lọc ban đầu là cần thiết và rất quan trọng, vì vậy bạn cần phải thể hiện tốt trong vòng đầu này.
Dưới đây là 2 mẫu thư giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt và tiếng Anh được nhiều người đánh giá cao để bạn tham khảo.
Về cơ bản, cấu trúc của lá thư xin việc bằng tiếng Anh tương đối giống tiếng Việt.
- Phần mở đầu bạn cần nêu bật lý do bạn viết lá đơn này cho nhà tuyển dụng, có một số mẫu câu thông dụng cho bạn tham khảo:
+ I am writing to apply for the ABC position which was advertised on XYZ.
+ I would like to apply for the post of ABC as advertised on XYZ.
+ I am writing in response to your advertisement in XYZ inviting applications for ABC.
- Phần thân bài ứng viên chỉ nên viết từ 2 đến 3 đoạn văn ngắn nêu bật trình độ học vấn (tốt nghiệp trường nào,..), có kinh nghiệm làm việc (ở đâu, bao lâu, làm chức vụ gì) và cuối cùng là những ưu điểm giúp cho công việc ứng tuyển.
- Phần kết bài ứng viên khẳng định bản thân là người có khả năng làm việc tốt, phù hợp với tiêu chí nhà tuyển đang tìm, hứa hẹn về cuộc phỏng vấn trong thời gian tới để trao đổi chi tiết công việc.
Giới thiệu xin việc nghe tưởng chừng rất dễ nhưng để viết một cách đầy đủ ý mà không dông dài, lan man thì là thế nào? Hãy tuân theo các bước cơ bản dưới đây nhé.
Mở đầu bằng một lời chào thật chuyên nghiệp để ghi điểm từ ấn tượng đầu tiên, ví dụ như : “Chào (tên người nhận),”, “Dear (tên người nhận),”
Ở phần này, bạn cần viết những thông tin như: họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp hiện tại,..
Bạn đừng quên nêu rõ ràng lý do bạn gửi bức thư này cho đối phương. Điều đó giúp bức thư của bạn trở nên có giá trị. Người đọc thư cũng sẽ không có cảm giác đang bị làm phiền.
Một người có trách nhiệm với công việc chắc hẳn sẽ luôn có dự định cho tương lai của mình. Tuy nhiên những kế hoạch bạn vạch ra phải liên quan đến chuyên môn và bám sát với mục tiêu đã nêu ở trên.
Bạn có thể thể hiện giá trị của bản thân thông qua phần nội dung này. Tại đây, bạn nên viết rõ những phẩm chất, kỹ năng làm việc nổi trội của bạn.
Bạn cần kết thư giới thiệu bản thân một cách lịch sự bằng lời cảm ơn vì họ đã dành thời gian để đọc thư của bạn. Cuối bức thư nên là một lời chào trang nhã như là : “Trân trọng.” , “Thân ái.”,…
Xem thêm: Giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm: Làm thế nào để tạo ấn tượng tốt?