Lục Thiếu Du, linh hồn bạo phát xuyên qua đến thế giới khác, đã nhập vào thân của một thiếu gia không có địa vị và được xem như nô bộc trong nhà.
Lục Thiếu Du, linh hồn bạo phát xuyên qua đến thế giới khác, đã nhập vào thân của một thiếu gia không có địa vị và được xem như nô bộc trong nhà.
Chợ luôn là một phần không thể tách rời đời sống xã hội, phản ánh khá trung thực đời sống kinh tế ở nơi đã sinh ra nó và đương nhiên, là yếu tố cấu thành đời sống văn hóa vùng miền. Người sang đi chợ lớn, người nghèo đi chợ cóc, chợ quê.
Ngày Hà Nội chưa mở rộng, chợ quê chỉ cách trung tâm mươi cây số là thấy. Bây giờ, nếu lấy tháp rùa làm tâm quay com- pa bán kính 30 km cũng chưa chắc đã gặp “mảnh” chợ quê nào cho đúng nghĩa. Lối sống thành phố đã quen dần với siêu thị, cửa hàng bách hóa.
Người nông thôn tiêu dùng nhỏ lẻ thì quen chợ quê, bởi ít tiền mà tính toán chi li kiểu “năm xu một hào” - đấy là một cách nói vui. Còn kiểu chợ nửa tỉnh nửa quê thì mọc ra ở vùng giáp ranh, giữa nông thôn với thành thị. Pha lẫn sự dồi dào hàng hóa của các chợ đầu mối với mớ tôm mớ tép mà người nông dân đi làm đồng kiếm được, chợ cho thấy hai nửa sang - nghèo của vùng “biên” vẫn chưa thực sự thoát nghèo.
Chợ Khê là một ví dụ. Chợ nằm trên triền đê tả sông Hồng, xã Văn Khê, huyện Mê Linh - Hà Nội, trong vùng giáp ranh với Vĩnh Phúc, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Mặc dù không phải là một kiểu chợ quê đúng nghĩa, nhưng những người bán hàng ở đây vẫn gợi nhớ về một “văn hóa chợ” mà chắc không lâu nữa có thể sẽ không còn.
Xã Văn Khê là vùng khá nóng về thị trường bất động sản khi được các nhà đầu tư nhòm ngó.
Chợ nằm trên đê tả sông Hồng, phía sau là khá nhiều những ngôi nhà lớn, mới xây dựng.
Một bà cụ đi chợ với kiểu chít khăn mỏ quạ.
Khi chiều muộn là lúc chợ đông, trông nó giống một chợ đầu mối.
Có rất nhiều cụ già với dăm mớ rau và đôi quang gánh đến chợ bán hàng. Tổng thu cả buổi ước chừng khoảng dưới 100 nghìn đồng.
Một chú bê lang thang bên đàn vịt sắp bị "lên thớt".
Một bà bán rau hiền lành. Bà cụ nhỏ thó, nên những người bán hàng ở chợ thường gọi là cụ Mẩu.
Không có đèn chiếu sáng, để nhìn rõ lúc mua bán người ta thường dựa vào ánh đèn xe.
Có rất nhiều hàng vịt nướng, giá 140 nghìn đồng/con.
Chợ khi vắng vẻ gợi nhớ một vùng quê yên bình nhưng có thể sẽ không còn trong nay mai.
Vẫn còn rất nhiều xe đạp được dùng làm phương tiện đi chợ và chở hàng. Có lẽ loại phương tiện này sẽ không bao giờ mất?
Trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có khoảng 50 dự án bất động lớn với quy mô từ 10 ha cho đến cả 100 ha. Tuy nhiên, sau nhiều năm giao đất, hầu hết các dự án tại đây đều đang bị bỏ hoang hóa. Nhìn hàng trăm ha đất trồng hoa, trồng lúa sau khi được chủ đầu tư thu hồi đã trở thành bãi cỏ dại nhiều người không khỏi xót xa.
Trao đổi với PV về nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án, ông Hà Huy Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện trên địa bàn huyện gần 50 dự án bất động sản. Hầu hết các dự án này đều được phê duyệt theo quyết định của tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), Hà Nội chưa quyết định một dự án nào.
Trước trào lưu, xu hướng muốn kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện các nhà đầu tư vào địa bàn huyện Mê Linh, Chính phủ đã quyết định phê duyệt chiến lược riêng phát triển huyện Mê Linh trở thành đô thị trung tâm. Do vậy, hầu hết đất đai tại khu vực này hiện đã có chủ.
Trong đợt rà soát từ cuối năm ngoái, UBND TP Hà Nội đã cho phép 8 dự án đô thị/50 dự án được triển khai ngay. Đây đều là những dự án nhỏ, đủ thủ tục. Còn lại, tất cả các dự án lớn đều phải chờ để điều chỉnh quy hoạch. Đến thời điểm này, quy hoạch chung đã được thông qua, hiện nay thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành làm quy hoạch phân khu N1, N2 cộng với 1 quy hoạch vành đai xanh (GN).
Trong đó, tất cả các đô thị này nằm trong phân khu N1, hiện nay các dự án đang phải chờ song hành phê duyệt phân khu N1. Nhiều khả năng trong tháng 8, Thành phố sẽ đề nghị lập quy hoạch 1/500 cho các dự án. Căn cứ vào đó, mới biết được dự án nào sẽ được triển khai tiếp.
Theo ông Quang, trước thực trạng dự án bị bỏ hoang, gây bức xúc dư luận, Huyện rất muốn xử lý song còn nhiều vướng mắc. Trước mắt, Huyện chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, đôn đốc, rà soát tiến độ dự án. Huyện sẽ mời các doanh nghiệp đến, đề nghị họ chốt tiến độ những việc giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án. Sau đó, tổng hợp báo cáo thành phố, nếu dự án triển khai quá chậm so với thời hạn thành phố cấp phép thì đề xuất Thành phố xử lý.
Chùa Chi Đông còn có tên là Phúc Long tự, thuộc thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Chùa có giá trị tiêu biểu về kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc gỗ, tạc tượng và còn lưu giữ được nhiều loại di vật, cổ vật quý từ thời Lê, Nguyễn.
Chùa được làm từ thời Hậu Lê, niên hiệu Chính Hoà thứ 14 (1693), gồm Tam quan 2 tầng 8 mái, chùa chính, nhà Tổ và hành lang tả, hữu. Hiện nay, chùa Chi Đông còn chùa chính, nhà Tổ khá bề thế, đồ sộ. Chùa chính gồm toà Tiền đường 9 gian nối với Thượng điện 5 gian theo kiểu chữ “đinh”. Toàn bộ mái chùa được làm theo kiểu chồng diêm ba tầng tám mái, riêng hai mái gian đầu hồi được làm nhô ra và cao hơn mái Tiền đường một chút để tạo nên lầu chuông và gác trống. Nhà Tổ ở phía bên trái chùa gồm 7 gian tạo thành hình “chuôi vồ”, kiến trúc theo kiểu “chồng bồn, kẻ truyền”, cột xà chắc khoẻ. Nhìn chung, các cấu kiện kiến trúc bằng gỗ ở chùa đều là các loại gỗ tốt, được gia công với kĩ thuật mộng sàm chuẩn mực tương đối bền vững.
Chùa Chi Đông có nhiều bức chạm khắc với hình thức và nội dung phong phú. Tất cả các kẻ phía trước chùa và các dép hoành kê đệm đòn tay đều trang trí các hình hoa lá, vân xoắn, chữ triện hay phượng, ly, long, mã. Riêng các bức cốn, đã được các nghệ nhân dân gian tài hoa tạo thành các tác phẩm nghệ thuật với trình độ điêu luyện, hết sức tinh xảo điển hình như cốn nách ở nhà Tiền đường, các bức cốn ở hai bên tả, hữu của Thượng điện chạm các đề tài “long, ly, quy, phượng”, mai, điểu, tùng, lộc,… rất sinh động. Đó là những bức cốn đẹp, đạt trình độ thẩm mỹ cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian.
Cùng với kiến trúc đồ sộ cùng nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ, chùa Chi Đông còn có một hệ thống tượng đẹp, gồm 13 pho, được làm bằng gỗ và đất luyện. Tiền đường có 4 pho, theo thứ tự từ trái sang phải bằng gỗ là: tượng Đức Ông, cặp tượng Hộ Pháp (khuyến thiện, trừ ác), tượng Thánh Tăng. Ở Thượng điện có 6 pho tượng được bày theo từng cấp, gồm Di Đà Tam Tôn, Quan Âm Nam Hải, Ngọc Hoàng và Thích Ca Cửu Long. Mỗi pho tượng là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo với đường nét trau chuốt kỹ lưỡng đến từng chi tiết, từng hoa văn trang trí kết hợp với kỹ thuật sơn thếp lành nghề.
Giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạc tượng cùng với các đề tài trang trí mỹ thuật chạm khắc gỗ dân gian đã làm nên giá trị văn hoá tiêu biểu của chùa Chi Đông.
Chùa Chi Đông được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993.
Theo nguoimelinh CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Con đường trở thành nhà thiết kế
Trưởng thành từ khoa Thanh nhạc, trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội và cũng từng đoạt giải Nhì, Sao Mai Hải Dương vào năm 2015. Nhưng khi có cơ hội tiếp xúc với ánh đèn sân khấu từ sớm cùng sự thấu hiểu về mong muốn trong trang phục biểu diễn, Thạch Linh đã bén duyên với nghề thiết kế cho nhiều anh chị em nghệ sĩ.
Nhà thiết kế (NTK) Thạch Linh chia sẻ:“Từ khi còn nhỏ, bên cạnh đam mê ca hát, Linh còn đam mê cả vẽ. Vậy nên, trước đây khi tham gia các show diễn với vai trò ca sĩ, Linh luôn tự chủ động thiết kế trang phục của mình. Thật may mắn những trang phục đó đều được các anh chị em trong đoàn đón nhận và cơ duyên với nghề cũng bắt đầu từ đó”.
Là một người theo đuổi đam mê, NTK Thạch Linh luôn trau dồi và học hỏi mỗi ngày. Ngành thời trang hiện nay rất phát triển và có sự cạnh tranh lớn nên Thạch Linh đã và đang nỗ lực để có thể ghi dấu ấn cho thương hiệu và khẳng định tên tuổi của chính mình.
Để đánh dấu ấn cho sự nghiệp của mình, Thạch Linh đang thực hiện dự án “Quảng bá Việt Nam 2023” tại 63 tỉnh/TP và quốc tế. Đặc biệt, mới đây, NTK Thạch Linh đã gây sốt trong chuyến đi tại Trung Quốc. Cô mặc áo dài truyền thống do chính mình thiết kế, với nhiều chi tiết mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam và xuất hiện trên phố đi bộ ở Thâm Quyến.
Ngay khi đăng tải video hậu trường trên tiktok, đã thu hút nhiều lượt xem cùng các bình luận ngưỡng mộ, thú vị.
Với mong muốn đóng góp và cống hiến, NTK Thạch Linh luôn khao khát đưa được nét đẹp truyền thống đến gần hơn với bạn bè quốc tế nhằm thúc đẩy du lịch và kinh tế của Việt Nam.
Người con xa xứ “ký họa quê hương”
Vào tối nay 26/11, NTK Thạch Linh sẽ tổ chức show diễn “Ký hoạ quê hương” tại Quảng trường Sao đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Show biểu diễn thời trang này nhằm quảng bá danh lam thắng cảnh cùng nông sản và văn hoá, đặc sản vùng miền của Hải Dương. Tất cả đều được thông qua “ngôn ngữ” thời trang của nhà thiết kế.
Show diễn này Thạch Linh đã ấp ủ từ lâu, đây cũng là show diễn cô muốn tri ân tới Hải Dương nói chung và Chí Linh nói riêng – nơi nuôi dưỡng tuổi thơ êm đẹp, chắp cánh cho đam mê, ước mơ của nữ thiết kế.
“Trong quá trình đi khảo sát các địa điểm quay video quảng bá cho Hải Dương, càng đi Linh càng thấy quê hương mình đẹp và nên thơ. Dường như mọi thứ được mẹ thiên nhiên ban tặng vẫn còn vẹn nguyên, vẫn giữ được nét đẹp cổ kính” - NTK Thạch Linh chia sẻ.
Có thể nói, NTK 9X Thạch Linh không chỉ là người có niềm đam mê nhiệt huyết với nghề mà còn là người có tình yêu quê hương, cội nguồn sâu sắc. Dù đã trưởng thành và nổi tiếng, nhưng Thạch Linh luôn trân trọng và biết ơn nơi mình được sinh ra. Trong quá trình chuẩn bị show diễn chắc chắn còn nhiều khó khăn, nhưng với tình yêu ấy, show thời trang hứa hẹn thành công và để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả.
NTK Thạch Linh muốn bật mí một điều đặc biệt trong show diễn, sân khấu lần này được lấy cảm hứng từ cổng đền Côn Sơn - Kiếp Bạc, cả hai bên sân khấu sẽ được trang trí bởi cây rễ. Ngoài ra, đêm diễn thời trang hội tụ nhiều gương mặt nổi tiếng như: NTK Dũng Nguyễn, NTK Nguyễn Minh Công, đạo diễn Catwalk Bito, siêu mẫu Võ Hoàng Yến, hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương, ca sĩ Hoà Minzy, ca sĩ Double2T, MC Công Tố, MC Thanh Thanh Huyền, MC Lê Bống,…
Điều thú vị nhất chính là NTK Thạch Linh sẽ không thu bất kỳ chi phí nào khi người dân tới dự Fashion Show “Ký họa quê hương” tại Quảng trường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đánh giá (Vui lòng đăng nhập hoặc tạo tài khoản trước khi viết đánh giá.)
Vui lòng viết nội dung đánh giá và xếp hạng. Bạn sẽ cần phải đăng nhập để gửi đánh giá.
Đánh giá các tiêu chí cụ thể (Tiêu chí cụ thể giúp đánh giá chính xác hơn)