📞 Hot-line: 096 224 1616 hoặc nhắn tin HOÀNG LONG CMS (24/7)
📞 Hot-line: 096 224 1616 hoặc nhắn tin HOÀNG LONG CMS (24/7)
➡️➡️ 1. GỌI NGAY HOT-LINE 096 224 1616 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!
➡️➡️ 2. SOẠN TIN NHẮN THEO CÚ PHÁP
Câu hỏi của bạn Vũ Phương Linh ở Trung Hòa, Cầu Giấy hỏi:
[Hỏi đáp xuất khẩu lao động] Anh chị cho em hỏi ngu xíu, em đọc báo thấy một bài phân tích chi tiết rồi so sánh tỉ mỉ nào là xuất khẩu lao động ngoài nước nào là xuất nhập khẩu những năm gần đây nào tương lai sẽ ra sao … bla bla bla. Chốt lại của cái bài báo đó là Việt Nam hiện vẫn đang là một nước phát triển và hiện đang xuất khẩu lao động tại chỗ khá nhiều. Và giờ em vẫn chưa hiểu xuất khẩu lao động tại chỗ là gì cả và nó khác gì với xuất khẩu lao động ngoài nước. Anh chị nào giải thích đơn giản nhất cho em với??
Trong một bài viết trước đây Traum Việt Nam cũng đã phân tích về vấn đề xuất khẩu lao động tại chỗ. Em có thể hiểu rằng xuất khẩu lao động ngoài nước tức là đưa lao động sang nước ngoài làm việc vậy xuất khẩu lao động tại chỗ các bạn có thể hiểu là sử dụng lao động làm việc trong nước nhưng nguyên liệu là của nước ngoài.
Khác biệt giữa xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động nước ngoài chủ yếu là vị trí địa lý mà lao động làm việc cùng mức lương. Đi xuất khẩu lao động ngoài nước lao động phải sang nước ngoài làm việc và có mức lương khá (7 – 25 triệu/tháng). Xuất khẩu lao động tại chỗ có thể nói là công ty nước ngoài về Việt Nam hoặc thuê các đơn vị của Việt Nam để gia công sản phẩm cho họ, vì thế lao động sẽ làm việc trong nước với mức lương rất Việt Nam là mức lương của công nhân (5 – 7 triệu/tháng).
Chú ý là mức lương trên chỉ là áng chừng và là mức lương trung bình của lao động phổ thông để em có thể dễ hình dung thôi nhé. Thực tế mức lương này tùy vào công việc có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì
Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì chỉ là một trong số rất nhiều thắc mắc của độc giả gửi về cho chúng tôi, do nhân sự kỹ thuật có hạn và lượng thông tin nhiều nên chúng tôi sẽ tổng hợp các câu hỏi được nhiều độc giả hỏi nhất để giải đáp trước. Các bạn nếu muốn đặt câu hỏi về cho Traum có thể đặt câu hỏi trong phần Liên hệ trên website .
Nếu các bạn muốn tìm kiếm các câu hỏi về xuất khẩu lao động ví dụ như câu hỏi phía trên xuất khẩu lao động tại chỗ là gì các bạn vui lòng tìm kiếm trong ô seach ở bên trái website nhé. Ví dụ các bạn gõ vào ô tìm kiếm là: Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì rồi nhấn Enter. Nếu không tìm thấy câu trả lời mà bạn mong muốn hãy để lại câu hỏi cho Traum trong phần Liên hệ để được trả lời nhanh nhất nhé.
Để lại câu hỏi cho Traum Việt Nam:
Nếu không gửi được form vui lòng gửi thắc mắc của bạn cho Traum theo địa chỉ email: [email protected]
“Trời ơi, công của ăn học chừng đó năm trời, để bây giờ phải đi bán sức lao động, đi làm thuê cho Tây ư? ”v.v... Không ít gia đình chạy vạy đủ điều để cho con thi đỗ vào ĐH, tốt nghiệp ĐH, và kế đó là... nằm nhà, chạy xin việc.
Đã có một thời chúng ta phải né tránh, không được gọi đúng “tên cúng cơm” của sự việc, kẻo “phạm húy”: Chỉ được nói “thanh niên đang chờ việc làm” chứ không được gọi là “thất nghiệp”, chỉ được nói “đi lao động” chứ không được gọi là “bán sức lao động”, thậm chí không được coi sức lao động là một loại... hàng hóa! Nay thì đã được “đặt dấu chấm lên đầu chữ i”, và ta được biết với nhau rằng tỉ lệ thất nghiệp ở ta không phải là thấp.
Thiếu lao động có trình độ, có tay nghề cho XKLĐ
Mỗi năm, chúng ta có gần 8 vạn SV tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Trong số này, liệu có bao nhiêu SV được tuyển chọn vào làm việc theo đúng ngành học? Bao nhiêu SV đã tốt nghiệp và sẵn sàng làm bất cứ việc gì để “bám trụ” ở các thành phố lớn? Trong tình hình như vậy, các SV “đang đợi việc làm” có nên tham gia xuất khẩu lao động? Thực tế đã có không ít các em SV có cả một kế hoạch dài hơi: “Em tính đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) vài năm, có một ít tiền làm vốn để về tiếp tục học cao học”. Đó là những tính toán đáng quý lắm chứ!
Hiện nay, rõ ràng việc XKLĐ của ta có một sự thiếu hụt loại lao động có trình độ, lao động có tay nghề. Ngoài ra, các công ty XKLĐ cũng rất cần những đội trưởng, phiên dịch, trợ lý cho các ban chỉ huy công trường ở nước ngoài. Chỉ xin nêu một dẫn chứng cụ thể: Có những toán lao động xuất khẩu đi Malaysia thuộc công ty L. cứ đứng ngơ ngác ở sân bay vì... không biết làm thủ tục, không biết ghi trên tờ khai như thế nào, nhưng nếu như mỗi đợt đi như vậy, trong đoàn có vài ba SV biết ngoại ngữ (dù chưa giỏi), cũng đã đỡ lúng túng cho người lao động biết bao.
Thu nhập cao và được “mở rộng tầm mắt”
Đi XKLĐ trước hết là để kiếm tiền, điều đó không ai phủ nhận. Tôi đã hỏi một cán bộ đã từng sang tận Malaysia khảo sát chuyện này, được anh trả lời: “Chịu khó làm việc, mỗi tháng cũng được 200 USD bỏ ống, tính ra tiền VNĐ cũng là hơn 3 triệu đồng. Nếu có tay nghề hoặc trình độ chuyên môn thì được cao hơn nhiều”. Nếu so với các SV tìm được việc làm thích hợp trong nước, hoặc kiếm được công ăn việc làm ở một công ty liên doanh với nước ngoài chẳng hạn, thì số tiền đó “không ăn nhằm gì”. Nhưng nếu so với các SV thất nghiệp, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn thì đó lại là một số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, người lao động có trình độ ĐH, chắc chắn còn có những thu hoạch lớn hơn về trình độ ngoại ngữ, về nhận thức – nói nôm na là “mở rộng được tầm mắt” – làm quen được với máy móc, kỹ thuật, với tác phong công nghiệp...
Có thể nói SV mới tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm là một đối tượng nên hướng tới của các công ty XKLĐ. Đây là một lực lượng XKLĐ không nhỏ và thuộc loại có chất lượng cao. Cần tìm mọi cách để giúp đỡ các em, đồng thời có thể đáp ứng phần nào những yêu cầu chất lượng ngày càng cao của các đối tác nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam.
Để làm tốt việc này, xin có những kiến nghị dưới đây:
1. Các công ty XKLĐ cần có một chương trình đào tạo cụ thể và thích hợp với đối tượng này. Thay vì những lớp ngoại ngữ cấp tốc (vì các em đã học ngoại ngữ trong trường), công ty mở những lớp học nghề phù hợp với yêu cầu của đối tác mà chắc chắn là các em sẽ tiếp thu nhanh hơn, dễ hơn.
2. Có chính sách hỗ trợ về tiền đặt cọc, tiền lệ phí... bằng hình thức cho vay trước, tạm ứng... để giúp các em vượt được khó khăn ban đầu. Các em sẽ trả dần bằng lương của các em khi làm việc ở nước ngoài.
3. Cục Quản lý lao động ở nước ngoài thuộc Bộ LĐ-TB-XH có chủ trương và chính sách cụ thể đối với lớp lao động có trình độ này, quản lý thật chặt chẽ các công ty XKLĐ, không để xảy ra nạn “cò”, nạn “công ty dỏm” mà một loạt các vụ lừa đảo đã và đang diễn ra hiện nay.
4. Cần có những thông tin cụ thể, chính xác về thị trường, nhu cầu XKLĐ ở các nước cho những em SV đã hoặc sắp tốt nghiệp có hoàn cảnh khó khăn trong khi tìm việc làm, để các em suy tính và định liệu.
Một khóa đào tạo định hướng về XKLĐ tại Trường ĐH Giao thông vận tải
Lê Huyền Trang, 29 tuổi, quê Nam Định – Một cô gái nhỏ nhắn nhưng nội tâm vô cùng vững vàng, kiên cường. Lúc mới gặp, tôi đã nghĩ cô gái này xinh xắn, dịu dàng, lại sinh ra là con út trong một gia đình đông anh chị em thì chắc hẳn sẽ được bao bọc, chăm sóc cẩn thận từ nhỏ. Vậy tại sao cô gái ấy lại lựa chọn con đường tự lập một mình nơi đất khách quê người…
Lê Huyền Trang – 1 trong 7 ứng viên đỗ đơn hàng 3765 – Tuyển dụng Hộ lý của Hiệp hội APS tại Hoàng Long CMS trong tháng 11
Chia sẻ suy nghĩ của mình với Trang, tôi đã nhận lại được 1 nụ cười, kèm theo câu trả lời: “Đó là câu hỏi mà gần đây mọi người đều hỏi em, từ người thân, bạn bè đến những bạn cùng thi tuyển,.. mọi người đều muốn biết lý do mà em lựa chọn con đường sang Nhật Bản làm việc là gì.”
Từng là cô sinh viên trường Cao Đẳng Y dược Hà Nội, Trang tốt nghiệp và có công việc ổn định tại một phòng xét nghiệm của 1 bệnh viện có tiếng. Hàng ngày cô làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm với máy móc và hóa chất, một tháng thì có quá 1 nửa số ngày công tăng ca đến 8, 9 giờ tối. Công việc vất vả, độc hại nhưng thu nhập lại chẳng là bao so với công sức bỏ ra. Ở tuổi 29, bạn bè đồng trang lứa đều đã lập gia đình riêng, sinh con rồi ổn định, nhưng Trang lại quyết tâm theo đuổi ước mơ đi làm việc tại Nhật Bản, làm việc, trải nghiệm và học hỏi…
Trang chia sẻ “Bố mẹ em có 7 người con, em là con út trong nhà. Gia đình em chủ yếu làm nông nghiệp, bố mẹ nuôi 7 anh em ăn học rất vất vả. Hiện tại các anh chị của em đều đã có công việc ổn định, có người đã có gia đình riêng. Mọi người đều sắp xếp sinh sống ở gần để tiện chăm lo cho bố mẹ. Việc khiến em lo lắng, suy nghĩ nhất trước khi đưa ra quyết định của mình là bố mẹ đều đã lớn tuổi, mà bệnh tật thì không thể nói trước…” – Bố mẹ và anh chị đều mong muốn Trang sớm ổn định, lập gia đình và an phận với công việc hiện tại…
Giữa ước mơ và tình yêu dành cho gia đình, cô gái ấy đã dùng cả tuổi thanh xuân của mình để tìm ra con đường cho riêng mình. Và đến bây giờ, ước mơ của Trang đã được gia đình yêu thương của mình ủng hộ.
Khi được hỏi về ước mơ sang Nhật làm việc và học tập, Trang nói: “Em biết đây là hành trình chỉ dành cho những ai luôn trong tâm thế sẵn sàng để đương đầu với mọi thử thách, khó khăn, không sợ gian nan, vất vả. Bởi đi xuất khẩu lao động không chỉ phải nỗ lực làm tốt công việc, mà còn cần phải hòa nhập vào cuộc sống nơi đất khách quê người, sự khác biệt lớn về con người, lối sống, văn hóa hay khí hậu. Vì vậy em đã mất một khoảng thời gian khá dài để xác định mục tiêu và định hướng cho mình trước khi thi tuyển đơn hàng XKLĐ Nhật Bản tại Hoàng Long CMS.”
Không chỉ Huyền Trang, rất nhiều bạn trẻ đều đã có cho mình những ước mơ ấp ủ. Bạn Nguyễn Thị Quỳnh, 25 tuổi, quê Bắc Giang – Một trong 7 bạn ứng viên đỗ đơn hàng 3765 – Tuyển dụng Hộ lý của Hiệp hội APS trong tháng 11 vừa qua chia sẻ: “Làm công việc điều dưỡng 4, 5 năm nay nhưng đến bây giờ em mới thấy mình đủ chín chắn, biết tự suy nghĩ và đưa ra lựa chọn cho bản thân. Ngày trước còn trẻ em chưa nghĩ được gì nhiều, cũng không có người hướng dẫn, định hướng cụ thể. Bây giờ, nhiều lúc em nghĩ, giá mình có định hướng rõ ràng từ sớm, thì đã có thể sang Nhật sớm hơn một chút.” – Sớm một chút có thể sẽ tiết kiệm được thời gian nhưng ở tuổi của Quỳnh hiện tại cũng chưa phải muộn. Hiện tại Quỳnh đã có đủ sự chín chắn, trải nghiệm với nghề ở môi trường trong nước, tương lai sắp tới với những kinh nghiệm sẵn có em sẽ có thể tự tin, vững vàng hơn khi làm việc ở vùng đất với ngành y tế được chú trọng đầu tư.
Ứng viên Nguyễn Thị Quỳnh chụp ảnh kỷ niệm cùng chị Hằng – Cán bộ tuyển sinh của Hoàng Long CMS – Người đồng hành trên chặng đường đi tới ước mơ của rất nhiều bạn trẻ.
Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn đều có cho mình những ước mơ riêng. Có những ước mơ được thực hiện một cách dễ dàng, cũng có những ước mơ phải đánh đổi cả thanh xuân, nước mắt, công sức của chính mình. Khi các bạn xác định được ước mơ của mình là gì và ước mơ ấy đủ lớn, tôi tin rằng, dù sớm hay muộn, các bạn sẽ đứng dậy hành động thực hiện ước mơ của mình.
Lê Huyền Trang – cô gái xuất sắc đỗ đơn hàng 3765 – Tuyển dụng Hộ lý của Hiệp hội APS tại Hoàng Long CMS trong tháng 11 vừa rồi đã xác định được ước mơ của mình và từng bước vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân, từng bước đi tới mục tiêu lớn trong cuộc đời mình. “Nếu muốn bản thân làm tốt, chúng ta phải luôn chủ động làm mới bản thân, tích cực học hỏi để tự tìm cơ hội cho chính mình. Nếu không tự tin vào bản thân cộng với lối suy nghĩ an phận, ngại va chạm, ngại đổi mới, ngại thách thức khó khăn, không có hoài bão lớn về tương lai bản thân thì có lẽ chính chúng ta đã và đang giết chết giấc mơ của chính mình ngay từ lúc nó chưa kịp hình thành.” – Trang chia sẻ.
Hoàng Long CMS luôn đồng hành cùng các bạn thực tập sinh đi học tập và làm việc tại Nhật Bản và Đài Loan,…
Trang và Quỳnh đều đã và đang từng bước đi đến ước mơ của mình. Còn các bạn, các bạn đã biết ước mơ của mình là gì chưa? Các bạn đã biết mình cần gì và muốn làm gì chưa? Tuổi trẻ liệu có được mấy lần vài năm? Hãy tự chọn cho một lối đi với đầy đủ sự quyết tâm và ý chí vững vàng bạn nhé!