Vấn đề quý Ông/Bà phản ánh, UBND huyện Phú Lộc đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra và xin thông báo kết quả xử lý như sau:
Vấn đề quý Ông/Bà phản ánh, UBND huyện Phú Lộc đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra và xin thông báo kết quả xử lý như sau:
Đây là một dòng sông đặc biệt, nơi hội tụ của 6 dòng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và sông Thái Bình.
Công ty GFT UNIQUE Việt Nam vừa bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt 130 triệu đồng do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần ra môi trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH GFT UNIQUE Việt Nam có trụ sở chính tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với số tiền 130 triệu đồng.
Công ty TNHH GFT UNIQUE Việt Nam đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần (xả nước thải có thông số NH4+ - N vượt 1,47 lần), trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ) (lưu lượng nước thải phát sinh là 250 m³/ngày).
Công ty TNHH GFT UNIQUE Việt Nam bị buộc phải rà soát, cải tạo công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 13, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại điểm c, khoản 13, Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ). Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu, trước ít nhất 15 ngày làm việc kể từ thời điểm hết hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, Công ty TNHH GFT UNIQUE Việt Nam phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường về Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Hải Dương để được kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả theo quy định.
Trong cuốn “700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, tìm khắp trong bộ “Đại Nam nhất thống chí” không thấy có con sông nào tên gọi Như Ý, trong lúc đó con sông ở địa phận nay gọi là Như Ý thì tên được ghi trong sách của nó là Thọ Lộc.
Nhiều tài liệu lại ghi rõ, tên chữ của sông Như Ý là Thiên Lộc Giang (sông Lộc Trời). Trước đây là nhiều đoạn kênh rạch riêng rẽ, khoảng thế kỷ XVII các chúa Nguyễn cho đào nối các kênh rạch này thành dòng liên tục nối sông Hương với sông Lợi Nông đổ ra đầm Hà Trung thuộc phá Tam Giang.
Từ xưa dân gian cứ theo sở thích mà gọi là sông Như Ý, còn hai cái tên Thọ Lộc hay Thiên Lộc Giang đều không nhiều người biết. Đây là con sông đẹp của Kinh thành Huế xưa, hai bên bờ sông có nhiều đình, đền, nhà thờ họ.
Con đường bên bờ đông chạy qua nhiều làng cổ như Ngọc Anh, Chiết Bi, Văn Khê… cho đến cầu ngói Thanh Toàn. Dọc bờ tây có lăng Quốc Uy Công Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 4 của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, đền thờ Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết, người đồng khởi xướng phong trào Cần Vương. Vùng đất ven sông có nhiều nhà cổ và xanh mướt cây trái, là nơi hấp dẫn cho những ai muốn thưởng ngoạn vùng sông nước.
Đầu thế kỷ XX, sông Như Ý bị chặn dòng ngay điểm nối với sông Hương, nhằm ngăn sự xâm nhập mặn từ sông Hương vào, nhằm bảo vệ cho đồng ruộng huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy. Dòng sông thơ mộng ấy cạn dòng dần theo năm tháng.
Đời sông qua nhiếp ảnh nghệ thuật
Xuôi theo dòng sông về những ngôi làng ở Vân Dương, Thủy Thanh, dọc đường về làng Phao Võng (tổ 14, phường Vỹ Dạ) nằm ven sông Như Ý, chúng ta dễ bắt gặp cảnh người dân tung chài bắt cá. Phao Võng là một trong 3 làng chài có tên trong bia “Quyền đánh cá” từ thời vua Minh Mạng.
Nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh Xuân Lê cho biết, sông Như Ý có hai đặc điểm đáng quý: Thứ nhất là nước sông ở đây có màu xanh của loài tảo, phản quang rất đẹp dưới nắng trời, vì vậy con sông tạo nên bối cảnh tuyệt vời cho nhiếp ảnh. Thứ hai, ngư phủ Phao Võng là những người tung chài điệu nghệ nhất Huế.
Trước đây, Phao Võng có lão ngư Võ Đại Công, một “tiền bối” trong nghiệp mẫu ảnh, dù tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn gắn bó với dòng Như Ý. Ai muốn tìm cụ cứ đến gò đất nằm giữa dòng sông là gặp. Ông Công kể: “Một bữa, khi tui đang buông lưới thì có mấy người đến, giới thiệu là nhiếp ảnh gia, nhờ làm mẫu để chụp ảnh. Từ đó rất nhiều nhà nhiếp ảnh đến nhờ, trở thành cái nghiệp “mẫu ảnh” của tui luôn”.
Về sau, những người con của ông Công cũng theo làm nghề mẫu ảnh. Trong đó, có ông Võ Văn Say dù đã ngoài 50 tuổi vẫn giữ dáng người săn chắc, làn da rám nắng. Những địa điểm ông Say thường được thuê làm mẫu chụp ảnh là cầu Vân Dương 2, cầu Vỹ Dạ, ngã ba Bà Mõm.
Đôi khi, ông lại được nhờ xuôi ghe về xã Thủy Vân, Thủy Thanh. Làm mẫu ảnh lâu thành chuyên nghiệp, ông biết khúc sông nào, thời điểm nào chụp hình đẹp nhất và truyền kinh nghiệm lại cho chính những nhiếp ảnh gia thuê mình. Ngoài gia đình lão ngư Võ Đại Công, ở Phao Võng còn có những người mẫu nghiệp dư khác như ông Phạm Văn Tràm, ông Võ Văn Ngư...
Với hai lý do đó, nghệ sĩ nhiếp ảnh trong và ngoài nước trong nhiều năm qua đã về sông Như Ý để sáng tác. Hàng trăm ngàn tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc dòng sông qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông đã được giới thiệu khắp thế giới và cũng đã đoạt được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi quốc tế.
Sông Như Ý có từ hơn 300 năm trước, với chức năng chia lũ từ sông Hương, thông thương trong việc đi lại bằng đường thủy và cung cấp nước cho các cánh đồng. Trước đây, để ngăn mặn, chính quyền xây Đập Đá chắn ngang đầu nguồn sông Như Ý thông với sông Hương, nên dòng chảy không được khơi thông, khiến con sông trở nên tù hãm, ô nhiễm trong mùa khô hạn.
Sau khi có đập Thảo Long và hồ Tả Trạch, sông Hương đã cơ bản giải quyết tốt vấn đề nhiễm mặn về mùa hè; bởi vậy, các nhà nghiên cứu Huế và người dân đã kiến nghị khơi thông sông Như Ý. Năm 2014, tỉnh xây dựng hệ thống cống qua Đập Đá để thông nguồn nước từ sông Hương sang sông Như Ý.
Sau khi được khơi thông, sông đã hồi sinh mạnh mẽ. Trước đây, con cá dọc sông Như Ý từ Vỹ Dạ về tới Thủy Thanh, Phú Hồ rồi đổ ra dòng Đại Giang cứ kéo nhau bỏ đi do sông ô nhiễm. Từ khi được khơi thông nối dòng đầu nguồn không còn ô nhiễm, nghề cá được ngư dân khôi phục trở lại, hiện có khoảng 40 hộ đang theo nghề ngư.
Bà con cũng sắm thêm ngư lưới cụ, không chỉ đánh bắt gần cầu Vân Dương mà con đi xa hơn về cuối nguồn đầm phá. Ngoài làm ngư, dân còn nuôi cá lồng, mỗi hộ dân nuôi từ 3-4 lồng, thu nhập vài chục triệu mỗi năm cũng góp phần cải thiện sinh kế.
Một điều nữa, như ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), cho biết: Từ năm 2015, các công ty du lịch, lữ hành đã khảo sát và tổ chức tour du lịch đi thuyền trải nghiệm trên sông Như Ý.
Hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đang chỉ đạo quy hoạch, mở rộng sông Như Ý và chỉnh trang tạo cảnh quan, môi trường xanh - sạch - sáng tại cầu ngói Thanh Toàn; vừa khơi thông dòng thủy lợi cho nông nghiệp, vừa phát triển du lịch. Quan điểm của tỉnh là mở rộng lòng sông Như Ý không chỉ tạo không gian rộng, thông thoáng và đẹp mà phải tính đến yếu tố hiệu quả và phát triển bền vững.