1. Trip (n) — /trip/ — The act of going to another place (often for a short period of time) and returning. — chuyến đi (thường là chuyến đi với quãng đường & thời gian ngắn)
1. Trip (n) — /trip/ — The act of going to another place (often for a short period of time) and returning. — chuyến đi (thường là chuyến đi với quãng đường & thời gian ngắn)
Khi là Danh từ: sự đi lại nói chung (giữa hai nơi, sự đi du lịch).
Example: I have never had foreign travel. (Tôi chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài)
Khi là Động từ: đi du lịch, đi lại (bằng phương tiện giao thông), đi với tốc độ bao nhiêu.
→ Do you travel abroad much? (Bạn có đi nước ngoài nhiều không?).
→ The motorbike is travelling at about 70 kilometres per hour. (Chiếc xe máy đang đi với tốc độ khoảng 70 km/h).
Khi là Danh từ: sự đi đến đâu (với thời gian ngắn) và có nhắc đến việc quay về luôn vì nó ngắn và thường có mục đích là: đi chơi, đi du lịch, đi công tác, hay có mục đích cụ thể khác.
Cấu trúc: go on a trip to somewhere (đi đâu với mục đích nghỉ ngơi, du lịch).
Example: For our wedding anniversary, we went on a trip to Paris last week. (Để kỉ niệm lễ cưới, chúng tôi đi du lịch đến Paris last week).
Trip ghép với các loại hình đặc điểm: a boat trip (đi chơi bằng thuyền).
Khi là Danh từ: thường xuyên đi thường có khoảng cách dài và thường có địa điểm xác định, nhưng không đề cập chuyện quay về.
Example: Journey to the West (Tây Du Ký).
Khi là Động từ: đi đến đâu - thường có các giới từ như TO, THROUGH.
Tour là thường chuyến du lịch đến nhiều nơi theo chương trình có sẵn.
Cấu trúc: tour of somewhere (đi đến nhiều nơi ở một địa điểm rộng với mục đích du lịch).
Example: They went on a one - week tour of Vietnam. (Họ đi du lịch Viet Nam một tuần)
Tour còn mang nghĩa: be on tour (đi lưu diễn, nhất là trong cấu trúc).
Example: The Backstreet Boys are on tour in Japan. (Nhóm nhạc Backstreet Boys đang đi lưu diễn ở Nhật).
Chuyến đi dài ngày trên BIỂN hay trong KHÔNG GIAN.
Example: Some luxury ships are protected well during their voyages. (Vài chiếc tàu đắt tiền được bảo vệ cẩn thận trong suốt chuyến đi của họ).
Cuộc tham quan du ngoạn - thường ngắn và có tổ chức cho một nhóm người, thường được thực hiện cho mục đích giải trí, giáo dục hoặc thể chất.
Nó thường là một sự bổ sung cho một hành trình dài hơn hoặc ghé thăm một địa điểm, đôi khi cho các mục đích khác. (thường không cho vào lựa chọn không có phân biệt với các từ giống nghĩa nó mà gây rối).
Example: A teacher by profession, this is her first excursion into writing. (Là một giáo viên có kinh nghiệm, đây là chuyến du ngoạn đầu tiên của cô với công việc viết lách.)
Sự thám hiểm, chuyến viễn chinh - với mục đích nghiên cứu hay quân sự. (Hiếm khi cho lẫn với các từ trên để phân biệt).
The British expedition to Mount Everest is leaving next month. (Cuộc thám hiểm của người Anh lên đỉnh Everest sẽ khởi hành vào tháng tới.)
Henry died while he was on an expedition to the Antarctic in 1912. (Henry qua đời khi đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực vào năm 1912.)
Sự đi qua cái gì. (thường + through).
She will never forget the passage through England.
John had booked his passage to Rio de Janeiro.
→ thuộc đi nhiều nơi, đi xem xét, tham quan -> tour.
→ đi có mục đích, đi du lịch, đi công tác -> trip.
→ đi thuyền trên biển, đi tàu vũ trụ trong không gian -> voyage.
→ động từ đứng một mình để chỉ việc đi lại, đi du lịch -> travel.
→ đi đến một nơi mà không đề cập chuyện quay về và không liên quan đến giải trí -> journey.
Bài tập: Chọn từ phù hợp nhất (Voyage, Journey, Trip, Travel, Excursion, Tour, Expedition và Passage) để điền vào chỗ trống.
After saving for months, they embarked on an unforgettable ___ across the Pacific Ocean to explore new lands.
The daily ___ to and from the office became exhausting after a while, especially with the traffic.
Our weekend ___ to the countryside was refreshing, but it felt too short.
The researchers set off on an ambitious ___ to the Amazon rainforest to study rare species of plants.
They took a short ___ to the nearby island for a day of sightseeing and relaxation.
During the museum ___, we learned a lot about the history and culture of the ancient civilization.
Modern air ___ has made it easier to connect distant parts of the world, but the experience can still be tiring.
The ___ through the narrow mountain pass was dangerous, but it offered breathtaking views of the valley below.
Trên đây, PREP đã chia sẻ cách phân biệt Voyage, Journey, Trip, Travel, Excursion, Tour, Expedition và Passage chi tiết. Các bạn hãy tự làm thêm nhiều bài tập khác để nắm rõ cách dùng của từng từ và tránh nhầm lẫn nhé!
Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (四恩孝義), tên cũ là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, gọi tắt là đạo Hiếu Nghĩa[1], do Ngô Lợi (thường được tín đồ gọi là Đức Bổn Sư) sáng lập. Buổi đầu, đạo là một trong những phong trào Cần Vương, nhưng dùng hình thức tôn giáo để qui tập tín đồ và để che mắt thực dân Pháp. Sau khi vua Hàm Nghi bị đày, Ngô Lợi mất, phong trào tan rã chỉ còn lại những hoạt động tín ngưỡng.
Theo tín đồ đạo Hiếu Nghĩa, thì ngày Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) bỗng nhiên "bất tỉnh, để trở thành người 'giải thoát tẩy trần tâm, giáo nhơn tùng thiện đạo'" (rũ sạch lòng trần, dạy người theo đạo lành), chính là ngày khai sáng đạo của mình [2]. Tuy nhiên, theo sách Địa chí An Giang (tập 2) thì đạo Hiếu Nghĩa ra đời tại núi Tượng (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) vào năm 1876, tức là năm Ngô Lợi đưa một số đệ tử vào nơi đấy để khai hoang, lập chùa miếu và mở thôn ấp mới [3].
Khi mới ra đời, đạo Hiếu Nghĩa được Ngô Lợi gọi là đạo Thờ ông bà, sau này tín đồ gọi đạo của mình là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Để truyền tải tôn chỉ "Tu Nhân - Học Phật" Ngô Lợi đã là thể hiện tất cả nội dung qua các bộ kinh hoặc chuyển thành các thể thơ dưới dạng sám giảng với lời lẽ bình dị, mộc mạc dễ nhớ và dễ đi vào lòng người, rất phù hợp với trình độ của người dân lúc bấy giờ. Do đó, đạo Hiếu Nghĩa nhanh chóng được người nông dân tiếp nhận [4].
Nhìn chung, hơn 140 năm hình thành và phát triển, đạo Hiếu Nghĩa đã qui tụ gần 80.000 tín đồ, sống rải rác ở nhiều tỉnh, thành thuộc Nam Bộ, nhưng nhiều nhất là ở huyện Tri Tôn. Đây là đạo thuần túy nội sinh, tín đồ đa phần là nông dân [5].
Cũng như Phật Thầy Tây An (người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương), Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) chú trọng phát triển Phật giáo theo hình thức "cư sĩ", nghĩa là tín đồ không cần "ly gia cắt ái" hay "đầu tròn áo vuông", tín đồ mặc áo vạt hò, quần lá nem, bới tóc hoặc để xõa tự nhiên và tu đâu cũng được... Ít quan tâm đến giáo lý mà chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lấy việc "Tu Nhân - Học Phật" làm nền tảng cho sự hành đạo.
Ngoài việc kính thờ trên, người tín đồ còn phải hành xử việc "Hiếu" (hiếu thảo với ông bà tổ tiên) và việc "Nghĩa" (nghĩa vụ với đất nước, đồng bào và nhân loại).
Mặc dù phát triển từ nền tảng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, nhưng đạo Hiếu Nghĩa còn chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác nữa:
Yếu lý này thể hiện nhiều trong kinh giảng của đạo Hiếu Nghĩa.
Kinh Phật giáo được tín đồ đạo Hiếu Nghĩa trì tụng, đó là: "Bát Dương kinh", "Di Đà kinh", "Kim Cang thọ mạng kinh", "Phổ Môn kinh" và "Bổ khuyết Tâm kinh" (được tín đồ đọc tụng thường xuyên). Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) cũng cho phép, người ít hiểu biết chỉ cần tụng "Linh Sơn hội thượng kinh" cũng đủ. Ngoài ra, ông cũng khuyến khích tín đồ trì niệm chú, ấn pháp theo Mật Tông.
Chữ "Tu" ở đây hiểu theo nghĩa "Mạng trời gọi là tính, nương theo tính trời gọi là đạo, sửa mình theo đạo gọi là "giáo" (Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo. Trung Dung). Vậy, Tu Nhân tức là sửa mình theo "đạo làm người" (nhân đạo), mà đạo làm người không hề xa với "đạo trời"...
Trong sinh hoạt của tín đồ, có những việc có liên quan đến đạo Nho, như: Thờ cúng đất trời, xây dựng chùa chiền, nhà cửa theo số vị vận hành của Kinh Dịch. Các lễ tế, hôn sự, tang ma theo thể thức của Nho giáo. "Thập Nhị lệ sự" tức 12 điều lệ mà tín đồ phải tuân theo, được mô phỏng từ khuôn mẫu của đạo Nho.
Người tín đồ phải nằm lòng những bài kinh sau: "Tâm Ấn kinh", "Động cổ kinh", "Tam mao chơn kinh". Trích:
Tóm gọn, pháp môn tu hành của đạo Hiếu Nghĩa là:
Nghi thức nhập đạo của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là thể lệ mang tính long trọng của việc đón nhận thành viên gia nhập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Việc gia nhập đạo là hoàn toàn tự nguyện, không phân biệt, lựa chọn hay hạn chế các đối tượng gia nhập, miễn là người đó thực hiện được những quy định của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Người muốn vào đạo trước hết phải tìm đến Đức Bổn sư, các đệ tử của ông hoặc sau này là ông Trò hay ông Gánh để tìm hiểu và biết cụ thể hơn về đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Khi đã chấp nhận thọ giáo thì người đó đến gặp một trong những vị nói trên để được tiến hành các thủ tục nhập đạo. Tín đồ nào thọ giáo với vị Trưởng Gánh nào thì trở thành thân bằng của Gánh đó. Thông thường đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tổ chức thọ giáo cho tín đồ vào ba dịp trong năm là Lễ Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Lễ Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Lễ Hạ nguyên (rằm tháng Mười). Người được thọ giáo phải đến chùa Tứ Ân Hiếu Nghĩa cúng lạy, sau đó vái ở bàn thờ Tam Bửu gia để khẳng định mình đã thuộc về Gánh đó. Vị Trưởng gánh phát cho tín đồ mới bộ Lòng phái gồm có: Lòng phái, Thế độ, Thái kiệt, Tiên sinh và Trần Điều. Sau 3 năm kể từ ngày thọ giáo. Bộ Lòng phái là báu vật của tín đồ, đối với họ, nó không những có ý nghĩa xác nhận tín đồ là thành viên của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mà còn là bảo linh được mang trước ngực lúc sống và mang theo người lúc chết để phù hộ cho người đó.
Sau khi Đức Bổn Sư viên tịch tại núi Tượng (1890), đạo Hiếu Nghĩa không có người kế vị, các mối đạo đều giao cho ông Trò, ông Gánh[6] phụ trách. Không lâu sau, một số ông Gánh rời vùng Thất Sơn đi các nơi khác truyền đạo. Vì vậy, đạo Hiếu Nghĩa hình thành 2 hệ thống: Một hệ thống được duy trì ở các làng được coi là thánh địa của đạo Hiếu Nghĩa như: An Định, An Hòa, An Thành, An Lập thuộc vùng Thất Sơn (An Giang). Tín đồ ở các làng này được gọi là tín đồ nội thôn (hiện nay có 24 Gánh). Hệ thống thứ hai là tín đồ ở những nơi mà các ông Gánh đi truyền đạo như Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu... hệ thống này được gọi là ngoại thôn (hiện nay có 15 Gánh).
Theo luật của đạo, chỉ có ông Gánh (tức trưởng Gánh) mới có quyền thu nhận tín đồ, nhưng không quá cách biệt giữa giáo phẩm (ông Trò, ông Gánh) và giáo dân (tín đồ). Người tín đồ ngoài việc hành xử theo "Tứ trọng ân" và "Thập nhị giáo điều" (còn được gọi "Thập Nhị lệ sự"), còn phải lễ lạy (vào hai thời: sáng từ 3 giờ đến 5 giờ sáng, công phu (tụng kinh có chuông mõ. Kinh đọc được rút ra từ bộ "kinh Siêu độ" của đạo) và niệm pháp.
Và trong nền đạo Hiếu Nghĩa, "sự thờ cúng" được coi là nguồn ân phúc thiêng liêng, giúp tín đồ tăng thêm lòng chánh tín, lấy hình thức chuyển vào nội tâm, đem nghi lễ hướng con người đến việc thực thi phúc lợi chân chánh.
Ngoài ra, tín đồ còn phải thường tham gia các lễ cúng chính ở chùa miếu, thành tâm cầu nguyện cho quốc thới dân an, cầu cho ông bà tổ tiên được siêu thăng tịnh độ v.v...
Ngày 16 tháng 6 năm 2010, chính quyền tỉnh An Giang đã có Quyết định số 1114/QĐ-UBND về việc công nhận tổ chức tôn giáo đối với đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đồng thời, chính quyền tỉnh cũng đã có quyết định chấp thuận Hiến chương và nhân sự Đạo hội của đạo này. Theo đó, cơ cấu tổ chức của đạo Hiếu Nghĩa có hai cấp là Đạo hội (cấp toàn đạo) và Gánh (cấp cơ sở) [7].
Năm 2020, Đại hội đại biểu tín đồ lần III đã quyết định đổi tên thành Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và xác định cơ quan chủ quản của đạo là "Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa"[8].
Tuy cốt lõi trọng "Tứ Ân", chuộng "Vô vi" (tôn chỉ của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương), nhưng theo nhà văn Sơn Nam, đạo Hiếu Nghĩa vẫn còn "ham chuộng hình thức: nhiều buổi làm chay, đến nghe thuyết pháp, lãnh bùa mà đeo[9], có chuông mõ, quỳ lạy quá nhiều, thờ Quan Công, có thêm ngôi Long Đình, dành cho người khuất mặt sắp xuất hiện (ám chỉ vua Hàm Nghi), cổ xuý ngày tận thế sắp cận kề, sắp đổi đời, ma quỷ đã hiện ra đầy đường và vẫn là núi Cấm sắp mở hội 'Long Hoa'... Về mặt thờ phượng, đạo Hiếu Nghĩa theo mô hình 'trước miễu, sau chùa'. Miễu thờ thần cựu trào, gồm bá quan văn võ. Riêng chùa Phi Lai ở núi Tượng là điện, thờ đấng tối cao là Ngọc Hoàng Huyền khung Cao thượng đế, tượng trưng với tấm vải đỏ, không hình tượng (gọi trần điều). Một bàn thấp hơn dành cho "tứ đại thần châu", tức bốn hòn đảo của cõi tiên. Đúng là tu tiên, đạo Lão... Những điều đó cho thấy, hướng đi và việc làm của Ngô Lợi không thoát khỏi tư tưởng phong kiến và thần quyền, như câu ca dao còn truyền tụng ở vùng núi Tượng:
Song khách quan mà xét, về mặt đạo, Ngô Lợi động viên được tín đồ cùng nhân dân phát huy tinh thần yêu nước. Về mặt đời, ông đã liên kết với Khả và Ong cùng khởi nghĩa ở Cai Lậy năm 1878, qui tụ được những người từng tham gia kháng Pháp, từ những phong trào như của Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân thiết lập được mối quan hệ với phong trào kháng Pháp của ông hoàng Si-Vatha ở các tỉnh phía Nam nước Campuchia và những người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi (Thất Sơn).
Vậy có thể nói, quá trình phát triển đạo Hiếu Nghĩa gắn liền với phong trào kháng Pháp, với quá trình di dân, khai hoang lập làng ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Và với đường hướng hành đạo là "Tu Nhân - Học Phật" (lấy đạo "hiếu" làm đầu, không đặt ra giới luật khắt khe và không có sự phân biệt, kiêng kị khác nhau giữa chức sắc và tín đồ) cùng với khả năng tổng hợp, hòa đồng các quan niệm cũng như các đối tượng thờ cúng của ba tôn giáo là Phật, Lão, Nho và tín ngưỡng dân gian; đạo Hiếu Nghĩa đã tạo nên sự phong phú, thăng bằng trong đời sống tâm linh và là tôn giáo đặc trưng của người dân ở vùng đất này [11].