Sự trở lại của Donald Trump làm dấy lên lo ngại về tương lai của ngành bán dẫn tại Mỹ, đặc biệt là đối với các công ty nước ngoài như TSMC và Samsung, những nhà đầu tư chính vào lĩnh vực sản xuất chip tại Mỹ.
Sự trở lại của Donald Trump làm dấy lên lo ngại về tương lai của ngành bán dẫn tại Mỹ, đặc biệt là đối với các công ty nước ngoài như TSMC và Samsung, những nhà đầu tư chính vào lĩnh vực sản xuất chip tại Mỹ.
Sáng 13-8, UBND huyện Củ Chi tổ chức họp báo thông báo tình hình thực hiện khu tái định cư dự án công viên Thảo cầm viên mới (Safari). Đây là một trong những nội dung mà huyện phải triển khai nhằm thực hiện kết luận thanh tra Chính phủ về dự án này.
Theo kết luận thanh tra của Chính phủ, UBND huyện Củ Chi phải khẩn trương xây dựng khu tái định cư để bố trí nơi ở cho những hộ đã đăng ký tái định cư. Trong thời gian chưa xây dựng xong khu tái định cư, UBND TP cần tìm nơi tạm cư, chi tiền cho các hộ này.
Thực hiện kết luận, UBND TP.HCM giao huyện thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát và đề xuất cụ thể các nội dung liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế địa phương và công bằng cho các hộ dân có đất bị thu hồi. Đồng thời kiểm tra, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại nằm trong quy hoạch của dự án theo đúng quy định.
Dự án công viên Sài Gòn Safari được duyệt có diện tích hơn 485ha, được cấp phép từ năm 2004. Theo đó, có 705 hộ bị thu hồi đất, đã thu hồi 690/705 hộ đạt 97,87%, diện tích bồi thường là 463,65ha. Còn lại 15 hộ chưa đồng ý giá bồi thường nên chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Có 443 hộ đủ điều kiện tái định cư (trong đó số hộ đăng ký tái định cư tập trung là 247 hộ, 196 hộ nhận tiền hỗ trợ 20% giá trị đất để tự lo nơi ở mới).
Dự án này, hiện có 171 hộ khiếu nại và dự án đến nay vẫn chỉ ở tình trạng "treo" và trở nên hoang hóa.
Ông Nguyễn Văn Út, chánh văn phòng UBND huyện Củ Chi, thông tin huyện đã rà soát 15 trường hợp chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ để kiến nghị cho thành phố.
"Thành phố cũng chấp thuận cho huyện tiến hành xây dựng khu tái định cư giai đoạn 1 (18ha) thuộc dự án. Huyện quyết tâm đến cuối năm 2019 phải hoàn thành khu tái định cư" - ông Út nói.
Họp báo về tiến độ xây dựng khu tái định cư dự án công viên Thảo cầm viên mới (Safari) tại huyện Củ Chi sáng 13-8-2019
Theo quy hoạch được duyệt, dự án hạ tầng khu tái định cư (vị trí ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây) phục vụ dự án có quy mô 18ha, gồm 275 nền đất tái định cư (nhu cầu tái định cư là 247 hộ). Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 177 tỉ đồng.
Ngày 19-6, huyện tổ chức khảo sát mặt bằng và thi công hạng mục hạ tầng của 5 khu đất với tổng diện tích 9,5ha, gồm 161 nền. Đến ngày 8-8 huyện tổ chức khởi công.
Tuy nhiên đã có hàng chục hộ dân đến ngăn cản và không cho thi công. Các hộ dân này có đất bị ảnh hưởng trong dự án công viên mới nhưng đất không nằm trong khu xây dựng khu tái định cư.
Huyện đang tổ chức cho các ban ngành, đoàn thể tiếp xúc, vận động, thuyết phục người dân để huyện triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.
Ông Út cho hay tại dự án tái định cư, huyện đã thực hiện san ủi, đổ mặt bằng, đào móng…
Hành trình vất vả của giáo viên mầm non Quang Huy 2, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Điểm trường mầm non Quang Huy 2 ở xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La với những cung đường núi đá hiểm trở
Giáo viên thay nhau đẩy xe vượt qua những đoạn dốc khó khăn
Đánh liều qua những đoạn suối sâu
Nhiều đoạn phải nghỉ dọc đường để lấy sức đi tiếp, thế nhưng họ vẫn nở nụ cười thường trực trên môi
Điểm trường mầm non Quang Huy được thưng bằng ván gỗ, mái lợp bờ rô xi măng, nền đất. Chỉ có tình yêu thương học trò, đam mê với nghề mới giúp các giáo viên nơi đây vẫn bám trường, bám lớp để "gieo chữ, trồng người"
Giáo viên cõng bàn ghế vượt suối đến trường ở Lai Châu
Còn đây là clip ghi lại những hình ảnh thầy giáo ở bản Nà Ui, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu phải cõng bàn ghế lội qua suối để đến trường. Mưa lũ gây sạt lở nên nhiều đoạn đường, đoạn cầu đã bị hư hỏng, giáo viên chỉ còn cách băng rừng, lội suối để vượt qua nhằm kịp chuẩn bị khai giảng năm học mới cho các em học sinh.
Cung đường vào các điểm trường ở xã Phan thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Những đoạn đường nhão nhoét thách thức bước chân của người giáo viên trên đường đến trường dạy học
Sợ hãi trước cây cầu làm bằng cọc tre ở điểm trường Lũng Kim
Điểm trường Lũng Kim, thuộc trường mầm non Nà Kiềng, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cách trung tâm xã hơn 15km, nhưng phải đi bộ hơn 5km mới đến được điểm trường. Giáo viên phải trèo đèo, lội suối, vượt qua những cây cầu làm bằng cọc tre hết sức nguy hiểm.
Không dám vượt qua cây cầu tre đang rung bần bật, cô giáo chọn cách đi dưới lòng suối ngập sâu đến gần bụng
Điểm trường Lũng Kim với 17 em học sinh mầm non đơn sơ, giản dị đến nao lòng. Nơi đây không có điện, không có nước, không cả sóng điện thoại và giáo viên phải ăn ngủ luôn tại lớp để dạy học
Chỉ có lòng yêu nghề mới giúp các giáo viên vượt qua khó khăn để dạy học ở vùng cao